Phản ứng bất ngờ của EU trước việc Ukraine phong tỏa nguồn nước Crimea

Ukraine phong tỏa nguồn nước Crimea đã gây ra khó khăn nghiêm trọng đối với người dân sống trên bán đảo, tuy nhiên phương Tây hầu như không phản ứng trước tình trạng này.

Ukraine phong tỏa nguồn nước Crimea bằng cách chặn kênh đào Bắc Crimea sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014 như "biện pháp trừng phạt" đối với Moskva, nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất lại là người dân địa phương.

Ukraine phong tỏa nguồn nước Crimea bằng cách chặn kênh đào Bắc Crimea sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014 như "biện pháp trừng phạt" đối với Moskva, nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất lại là người dân địa phương.

Tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng đã được ghi nhận không chỉ vào những tháng mùa khô, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cả một số ngành công nghiệp cũng như du lịch.

Tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng đã được ghi nhận không chỉ vào những tháng mùa khô, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cả một số ngành công nghiệp cũng như du lịch.

Chính quyền Nga đã rất nỗ lực giải quyết tình trạng này, họ thực hiện nhiều nỗ lực từ giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm tìm nguồn nước lẫn gây sức ép ngoại giao để buộc Ukraine chấm dứt phong tỏa, nhưng tình hình vẫn chưa được giải quyết.

Chính quyền Nga đã rất nỗ lực giải quyết tình trạng này, họ thực hiện nhiều nỗ lực từ giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm tìm nguồn nước lẫn gây sức ép ngoại giao để buộc Ukraine chấm dứt phong tỏa, nhưng tình hình vẫn chưa được giải quyết.

Trước thực tế trên, ấn phẩm EU Reporter của Bỉ đã nhận xét: "Xã hội phương Tây đang phản ứng một cách rất kỳ lạ trước quyết định phong tỏa kênh đào Bắc Crimea của chính quyền Ukraine".

Trước thực tế trên, ấn phẩm EU Reporter của Bỉ đã nhận xét: "Xã hội phương Tây đang phản ứng một cách rất kỳ lạ trước quyết định phong tỏa kênh đào Bắc Crimea của chính quyền Ukraine".

Tờ báo Bỉ nhấn mạnh, do khí hậu khô cằn, lượng mưa ít và thiếu nước ngầm nên bán đảo Crimea luôn trong tình trạng khô hạn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra thảm họa về mặt sinh thái cũng như nhân đạo đối với người dân tại đây.

Tờ báo Bỉ nhấn mạnh, do khí hậu khô cằn, lượng mưa ít và thiếu nước ngầm nên bán đảo Crimea luôn trong tình trạng khô hạn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra thảm họa về mặt sinh thái cũng như nhân đạo đối với người dân tại đây.

“Ukraine trước kia đảm bảo tới 85% nhu cầu nước ngọt của Bán đảo Crimea thông qua Kênh đào Bắc Crimea. Trong năm 2014, nguồn cung đã bị đình trệ do những căng thẳng trong quan hệ giữa Kiev và Moskva".

“Ukraine trước kia đảm bảo tới 85% nhu cầu nước ngọt của Bán đảo Crimea thông qua Kênh đào Bắc Crimea. Trong năm 2014, nguồn cung đã bị đình trệ do những căng thẳng trong quan hệ giữa Kiev và Moskva".

"Kể từ đó, vấn đề cung cấp nước chỉ được giải quyết một phần thông qua các hồ chứa tại một số điểm. Nhưng do thiếu lượng mưa, chúng đã trở nên cạn kiệt đáng kể trong thời gian ngắn", các nhà phân tích cho biết.

"Kể từ đó, vấn đề cung cấp nước chỉ được giải quyết một phần thông qua các hồ chứa tại một số điểm. Nhưng do thiếu lượng mưa, chúng đã trở nên cạn kiệt đáng kể trong thời gian ngắn", các nhà phân tích cho biết.

Mặc dù gần đây lượng mưa ở Crimea đã được cải thiện phần nào, nhưng việc lấp đầy các hồ chứa vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên nơi đây vẫn thể hiện sự sẵn sàng tự giải quyết vấn đề cung cấp nước mà không cần sự trợ giúp của Kiev.

Mặc dù gần đây lượng mưa ở Crimea đã được cải thiện phần nào, nhưng việc lấp đầy các hồ chứa vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên nơi đây vẫn thể hiện sự sẵn sàng tự giải quyết vấn đề cung cấp nước mà không cần sự trợ giúp của Kiev.

“Ukraine đã đóng cửa kênh đào Bắc Crimea, và Nga đang ráo riết tìm kiếm các nguồn cung cấp nước mới cho bán đảo", phóng viên của tờ EU Reporter nhấn mạnh.

“Ukraine đã đóng cửa kênh đào Bắc Crimea, và Nga đang ráo riết tìm kiếm các nguồn cung cấp nước mới cho bán đảo", phóng viên của tờ EU Reporter nhấn mạnh.

Cách đây ít lâu, một vụ cẳng thẳng mới đã nổ ra giữa Kiev và Moskva. Lý do là Liên bang Nga có ý tưởng xây dựng trên bán đảo Crimea một số nhà máy khử muối trong nước biển.

Cách đây ít lâu, một vụ cẳng thẳng mới đã nổ ra giữa Kiev và Moskva. Lý do là Liên bang Nga có ý tưởng xây dựng trên bán đảo Crimea một số nhà máy khử muối trong nước biển.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết vấn đề cấp nước cho Crimea sẽ được giải quyết bất kể quan điểm của nhà chức trách Ukraine. Đây chính phản ứng trước lời hứa của Ukraine, đó là họ sẽ bằng mọi cách có thể để cản trở việc thực hiện dự án này.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết vấn đề cấp nước cho Crimea sẽ được giải quyết bất kể quan điểm của nhà chức trách Ukraine. Đây chính phản ứng trước lời hứa của Ukraine, đó là họ sẽ bằng mọi cách có thể để cản trở việc thực hiện dự án này.

Rõ ràng là Nga sẽ không thờ ơ trước thái độ của Ukraine đối với người dân Crimea và ý định của Kiev nhằm gây khó khăn cho bán đảo, nơi mà chính quyền Ukraine đang rất muốn giành lại quyền kiểm soát của họ.

Rõ ràng là Nga sẽ không thờ ơ trước thái độ của Ukraine đối với người dân Crimea và ý định của Kiev nhằm gây khó khăn cho bán đảo, nơi mà chính quyền Ukraine đang rất muốn giành lại quyền kiểm soát của họ.

Liên bang Nga đang nỗ lực hết sức để cung cấp cho người dân và ngành nông nghiệp lượng nước sinh hoạt cần thiết. Trong bối cảnh đó, phương Tây lại phản ứng khá bất ngờ trước những nỗ lực của Kiev trong việc bố trí phong tỏa nước trên một khu vực rộng lớn như vậy.

Liên bang Nga đang nỗ lực hết sức để cung cấp cho người dân và ngành nông nghiệp lượng nước sinh hoạt cần thiết. Trong bối cảnh đó, phương Tây lại phản ứng khá bất ngờ trước những nỗ lực của Kiev trong việc bố trí phong tỏa nước trên một khu vực rộng lớn như vậy.

Các nhà báo của EU Reporter nhận xét: “Thật đáng kinh ngạc khi cả thế giới nhìn vào tình hình này với sự thờ ơ, cho thấy rõ ràng cái gọi là tiêu chuẩn kép".

Các nhà báo của EU Reporter nhận xét: “Thật đáng kinh ngạc khi cả thế giới nhìn vào tình hình này với sự thờ ơ, cho thấy rõ ràng cái gọi là tiêu chuẩn kép".

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phan-ung-bat-ngo-cua-eu-truoc-viec-ukraine-phong-toa-nguon-nuoc-crimea-post491651.antd