Phản ứng của thế giới khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris

Mặc dù đã biết trước về quyết định rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris của Tổng thống Donald Trump nhưng thế giới vẫn bày tỏ sự tiếc nuối khi quốc gia 'anh cả' này lại ngừng cố gắng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đúng như thông tin đã rộ lên từ trước, Tổng thống Donald Trump đã cho Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris ngay khi ông lên nắm quyền vào ngày thứ Hai 20/1/2025. Một lần nữa, Tổng thống Trump lại đưa Mỹ ra khỏi thỏa thuận toàn cầu trong khi cả thế giới vẫn quyết tâm hướng tới chống biến đổi khí hậu.

 Tổng thống Donald đã rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris như dự định đã nhắc đến trong đợt bầu cử tháng 11/2024 vừa qua. Ảnh: Reteurs.

Tổng thống Donald đã rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris như dự định đã nhắc đến trong đợt bầu cử tháng 11/2024 vừa qua. Ảnh: Reteurs.

Trước đó, trong chiến thắng bầu cử hồi tháng 11/2024, thông báo về sự rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris đã được lan truyền rộng rãi. Trái với sự mong đợi của một bộ phận, hành động này đã vấp phải sự chỉ trích từ các thành viên khác đã ký kết Thỏa thuận Khí hậu Paris, cũng như các nhóm môi trường.

Là một trong những quốc gia gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới nên việc Mỹ rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris càng làm đe dọa mục tiêu giữ cho Trái đất không nóng quá 1,5 độ C. Trong tình hình Trái đất đã vượt qua mức nhiệt cho phép trong năm 2024 vừa qua, thì mục tiêu được đặt ra của Thỏa thuận Khí hậu Paris ngày càng trở nên khó với tới hơn.

Ông Simon Stiell, Thư ký Điều hành Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (United Nation - UN) cho biết, hòa nhập với sự bùng nổ năng lượng sạch sẽ đem tới cho toàn cầu lợi nhuận khổng lồ, hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất và hơn hết là bầu không khí sạch sẽ và trong lành. Ngược lại, nếu bỏ qua thì khối tài sản khổng lồ đó sẽ thuộc về các nền kinh tế đối thủ.

Ngày nay, các thảm họa khí hậu như hạn hán, cháy rừng và siêu bão xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng dữ dội. Chúng phá hủy nhiều tài sản và doanh nghiệp, gây ảnh hưởng tới sản xuất lương thực trên phạm vi toàn quốc, từ đó thúc đẩy lạm phát trên toàn bộ nền kinh tế. Chính vì những rủi ro đó mà Thỏa thuận Khí hậu Paris vẫn luôn mở cửa đón chào sự tham gia và xây dựng từ tất cả các quốc gia trên thế giới.

Cùng quan điểm tương tự, ông Ali Mohamed, Chủ tịch nhóm Đàm phán Châu Phi kiêm Phái viên Cấp cao về Biến đổi Khí hậu của Kenya đã ca ngợi vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc huy động quỹ tài chính khí hậu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và theo đuổi mục tiêu khí hậu toàn cầu. Điều quan trọng không kém là nhu cầu thúc đẩy chủ nghĩa đa phương làm nền tảng để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng như các thách thức khác trên toàn cầu hiện nay. Nhóm Đàm phán Châu Phi vẫn khẳng định, công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vẫn là phương thức hiệu quả nhất để thúc đẩy sự hợp tác.

Trả lời về việc hành động rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris, Chủ tịch Liên minh Khí hậu Mỹ, bà Kathy Hochul - Thống đốc bang New York và bà Michelle Julan Grisham - Thống đốc bang New Mexico khẳng định, các tiểu bang và vùng lãnh thổ trên khắp Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bảo vệ tiến trình và thúc đẩy các giải pháp khí hậu mà quốc gia này cần theo Hiến pháp. Ngay cả khi chính quyền liên bang thay đổi thì mục tiêu về khí hậu của Mỹ cũng không thay đổi. 2 vị đồng chủ tịch tiếp tục khẳng định với cộng đồng quốc tế, các hành động vì khí hậu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra ở Mỹ.

 Mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris là giữ cho nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2 độ C và kịch bản tốt nhất vẫn là 1,5 độ C.

Mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris là giữ cho nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2 độ C và kịch bản tốt nhất vẫn là 1,5 độ C.

Phân tích về những nguy cơ mà Mỹ có thể gặp phải sau khi tự nguyện rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris, Ông Ani Dasgupta, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) khuyên không vì trong đó bao gồm sức ảnh hưởng về mặt chính trị và cơ hội định hình lại thị trường năng lượng xanh đang trong thời kỳ bùng nổ. Ra khỏi thỏa thuận cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ có ít đòn bẩy hơn để buộc các nền kinh tế mới khác phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải của họ cũng như yêu cầu thực hiện cam kết khí hậu họ đã đặt ra trước đó.

Tiếp đến, bà Laurence Tubiana, Tổng Giám đốc Điều hành Quỹ Khí hậu Châu Âu kiêm Kiến thiết chính của Thỏa thuận Khí hậu Paris nhận định, bối cảnh hiện nay rất khác so với năm 2017. Quá trình chuyển đổi toàn cầu đã từng sở hữu nền kinh tế không thể ngăn cản. Mỹ đã từng là quốc gia dẫn đầu nền kinh tế này, nhưng giờ đây lại có nguy cơ mất đi vị trí đầu bảng.

Ngoài ra, bà Abby Maxman - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành của Tổ chức Oxfam America cũng nhắc đến mối nguy hiểm gây hại cho những người dân đang sống tại Mỹ. Điển hình là những người dân đã không may chịu thiệt hại nghiêm trọng trong các thảm họa thiên nhiên như siêu bão, hạn hán, cháy rừng. Bà cho rằng, Mỹ nên là quốc gia dẫn đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trước hết là vì trách nhiệm do đã xả thải nhiều nhất thế giới, sau đó là vì sự an toàn cho người dân Mỹ. Trong tương lai, những thiên tai lớn trong năm 2024 sẽ còn diễn ra với tần suất nhiều hơn, với cường độ dữ dội hơn và để lại thiệt hại lớn hơn.

Cát Ân

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/phan-ung-cua-the-gioi-khi-tong-thong-trump-rut-my-ra-khoi-thoa-thuan-khi-hau-paris-96263.html