Phản ứng giận dữ của Nga khiến NATO gặp rắc rối lớn

NATO gặp rắc rối lớn khi phải đối diện phản ứng giận dữ của Nga nếu Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương vẫn quyết tâm mở rộng về phía Đông.

Việc NATO mở rộng về phía Đông không có lợi cho bản thân liên minh và phản ứng giận dữ của Nga sẽ chẳng làm cho liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương mạnh lên. Ý kiến này được bày tỏ bởi nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ - ông Patrick Buchanan

Việc NATO mở rộng về phía Đông không có lợi cho bản thân liên minh và phản ứng giận dữ của Nga sẽ chẳng làm cho liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương mạnh lên. Ý kiến này được bày tỏ bởi nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ - ông Patrick Buchanan

Chuyên gia Buchanan cho rằng mặc dù tuyên bố ủng hộ Kiev, nhưng lợi ích quan trọng của Washington buộc họ phải tránh xung đột giữa Nga và Ukraine.

Chuyên gia Buchanan cho rằng mặc dù tuyên bố ủng hộ Kiev, nhưng lợi ích quan trọng của Washington buộc họ phải tránh xung đột giữa Nga và Ukraine.

Trong bối cảnh đó, lập trường của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken - người tiếp tục nhấn mạnh rằng cánh cửa của NATO được cho là đang mở rộng đối với Kiev nghe có vẻ kỳ lạ.

Trong bối cảnh đó, lập trường của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken - người tiếp tục nhấn mạnh rằng cánh cửa của NATO được cho là đang mở rộng đối với Kiev nghe có vẻ kỳ lạ.

Tác giả bài báo nhắc lại rằng “chính sách mở cửa” dựa trên một trong những điều khoản của hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương, nói rằng các thành viên NATO có thể mời bất kỳ quốc gia nào vào khối, nhưng phải có sự nhất trí của tất cả những nước tham gia.

Tác giả bài báo nhắc lại rằng “chính sách mở cửa” dựa trên một trong những điều khoản của hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương, nói rằng các thành viên NATO có thể mời bất kỳ quốc gia nào vào khối, nhưng phải có sự nhất trí của tất cả những nước tham gia.

Nhà khoa học chính trị Mỹ lập luận, những tuyên bố của ông Blinken cho thấy thực tế rằng Mỹ sẽ không chiến đấu vì Ukraine, nhưng lại để ngỏ cơ hội cho Kiev gia nhập NATO. Nếu điều này xảy ra, Washington sẽ phải đứng ra bảo vệ Ukraine trong trường hợp chiến tranh với Nga.

Nhà khoa học chính trị Mỹ lập luận, những tuyên bố của ông Blinken cho thấy thực tế rằng Mỹ sẽ không chiến đấu vì Ukraine, nhưng lại để ngỏ cơ hội cho Kiev gia nhập NATO. Nếu điều này xảy ra, Washington sẽ phải đứng ra bảo vệ Ukraine trong trường hợp chiến tranh với Nga.

“Mặc dù Nhà Trắng có thể yêu cầu kết nạp Ukraine vào Liên minh, nhưng NATO có khả năng sẽ phủ quyết tuyên bố đó và chấm dứt sự bành trướng về phía Đông của khối", nhà phân tích người Mỹ lưu ý.

“Mặc dù Nhà Trắng có thể yêu cầu kết nạp Ukraine vào Liên minh, nhưng NATO có khả năng sẽ phủ quyết tuyên bố đó và chấm dứt sự bành trướng về phía Đông của khối", nhà phân tích người Mỹ lưu ý.

Để tìm ra giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng hiện tại, ông Patrick Buchanan gợi ý nên nhớ cách thức và lý do khối quân sự Bắc Đại Tây Dương được thành lập và chú ý đến vị trí địa lý ban đầu của nó.

Để tìm ra giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng hiện tại, ông Patrick Buchanan gợi ý nên nhớ cách thức và lý do khối quân sự Bắc Đại Tây Dương được thành lập và chú ý đến vị trí địa lý ban đầu của nó.

"NATO được thành lập như một liên minh phòng thủ để ngăn chặn bước tiến của Quân đội Liên Xô vào Tây Âu Trong số 12 quốc gia sáng lập NATO, chỉ Na Uy có đường biên giới chung với Liên Xô", ông Buchanan viết.

"NATO được thành lập như một liên minh phòng thủ để ngăn chặn bước tiến của Quân đội Liên Xô vào Tây Âu Trong số 12 quốc gia sáng lập NATO, chỉ Na Uy có đường biên giới chung với Liên Xô", ông Buchanan viết.

“Mỹ và Canada nằm ở phía Tây của Đại Tây Dương, Pháp và Bồ Đào Nha nằm ở bờ biển phía Đông, còn Iceland và Anh là những hòn đảo ở Đại Tây Dương. Trong khi đó, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg sẽ lọt vào tầm ngắm của Quân đội Liên Xô, nếu họ tiến vào eo biển Anh”.

“Mỹ và Canada nằm ở phía Tây của Đại Tây Dương, Pháp và Bồ Đào Nha nằm ở bờ biển phía Đông, còn Iceland và Anh là những hòn đảo ở Đại Tây Dương. Trong khi đó, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg sẽ lọt vào tầm ngắm của Quân đội Liên Xô, nếu họ tiến vào eo biển Anh”.

Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh với việc Liên Xô tan rã cùng khối Hiệp ước Warsaw, trên thực tế lẽ ra đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của NATO, bởi Trung và Tây Âu không còn cần sự bảo vệ của Liên minh.

Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh với việc Liên Xô tan rã cùng khối Hiệp ước Warsaw, trên thực tế lẽ ra đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của NATO, bởi Trung và Tây Âu không còn cần sự bảo vệ của Liên minh.

"Công việc của NATO đã xong, nhưng khối quân sự vẫn hoạt động", ông Buchanan nói và lưu ý rằng Liên minh Bắc Đại Tây Dương không những chẳng cắt giảm hoạt động của mình, mà còn kết nạp 14 quốc gia mới và tiến về phía Đông tới sát biên giới Nga.

"Công việc của NATO đã xong, nhưng khối quân sự vẫn hoạt động", ông Buchanan nói và lưu ý rằng Liên minh Bắc Đại Tây Dương không những chẳng cắt giảm hoạt động của mình, mà còn kết nạp 14 quốc gia mới và tiến về phía Đông tới sát biên giới Nga.

Tuy nhiên việc mở rộng NATO và tăng đáng kể số lượng các nước thành viên đã không mang lại lợi ích cho Liên minh và cũng không củng cố khối. Ngược lại, NATO đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm vì nằm gần lãnh thổ Nga.

Tuy nhiên việc mở rộng NATO và tăng đáng kể số lượng các nước thành viên đã không mang lại lợi ích cho Liên minh và cũng không củng cố khối. Ngược lại, NATO đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm vì nằm gần lãnh thổ Nga.

“Các liên minh có sự đảm bảo và cam kết quân sự luôn bao hàm nhiều thứ hơn là chỉ tính toán chi phí và rủi ro. Họ gợi ý những lợi ích về tăng cường an ninh”, nhà khoa học chính trị Mỹ lưu ý.

“Các liên minh có sự đảm bảo và cam kết quân sự luôn bao hàm nhiều thứ hơn là chỉ tính toán chi phí và rủi ro. Họ gợi ý những lợi ích về tăng cường an ninh”, nhà khoa học chính trị Mỹ lưu ý.

“Tuy nhiên khi Liên minh đưa Lithuania, Latvia và Estonia vào NATO, liệu có được những lợi thế nào để đối phó lại sự giận dữ từ phía Nga?", ông Buchanan đặt câu hỏi.

“Tuy nhiên khi Liên minh đưa Lithuania, Latvia và Estonia vào NATO, liệu có được những lợi thế nào để đối phó lại sự giận dữ từ phía Nga?", ông Buchanan đặt câu hỏi.

Giờ đây ngoài Ukraine, có thêm hai quốc gia muốn gia nhập Liên minh đó là Phần Lan và Gruzia. Việc bất kỳ quốc gia nào trong số này gia nhập khối sẽ một lần nữa thúc đẩy NATO tiến sát biên giới Nga.

Giờ đây ngoài Ukraine, có thêm hai quốc gia muốn gia nhập Liên minh đó là Phần Lan và Gruzia. Việc bất kỳ quốc gia nào trong số này gia nhập khối sẽ một lần nữa thúc đẩy NATO tiến sát biên giới Nga.

Tác giả của bài báo chắc chắn rằng điều này sẽ khiến Moskva cực kỳ tức giận, nhưng điều này sẽ không làm cho Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương trở nên mạnh mẽ hơn.

Tác giả của bài báo chắc chắn rằng điều này sẽ khiến Moskva cực kỳ tức giận, nhưng điều này sẽ không làm cho Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương trở nên mạnh mẽ hơn.

“Thay vì thêm các quốc gia mới vào liên minh để thay mặt chúng ta chiến đấu với một cường quốc như Nga, điều đáng xem là giảm danh sách thành viên NATO và hạn chế số lượng quốc gia mà chúng ta phải chiến đấu”, chuyên gia Patrick Buchanan kết luận.

“Thay vì thêm các quốc gia mới vào liên minh để thay mặt chúng ta chiến đấu với một cường quốc như Nga, điều đáng xem là giảm danh sách thành viên NATO và hạn chế số lượng quốc gia mà chúng ta phải chiến đấu”, chuyên gia Patrick Buchanan kết luận.

Mặc dù vậy, thực tế những gì diễn ra có vẻ khác hoàn toàn với điều ông Buchanan đề xuất, bởi ngày càng có nhiều quốc gia NATO cho rằng cần kết nạp Ukraine, Gruzia, Phần Lan hay Thụy Điển để chống lại "mối đe dọa từ Nga".

Mặc dù vậy, thực tế những gì diễn ra có vẻ khác hoàn toàn với điều ông Buchanan đề xuất, bởi ngày càng có nhiều quốc gia NATO cho rằng cần kết nạp Ukraine, Gruzia, Phần Lan hay Thụy Điển để chống lại "mối đe dọa từ Nga".

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phan-ung-gian-du-cua-nga-khien-nato-gap-rac-roi-lon-post494555.antd