Pháp bổ sung lệnh cấm cầu nguyện tại các trường đại học vào luật chống ly khai Hồi giáo

Thượng viện Pháp hôm thứ Tư (7/4) đã thông qua việc bổ sung lệnh cấm thực hành tôn giáo trong các hành lang đại học vào dự luật chống 'chủ nghĩa ly khai Hồi giáo', nhưng bị các tổ chức nhân quyền coi là một trở ngại đối với các quyền tự do của người Hồi giáo trong nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Người mẫu Hồi giáo chật vật vượt qua quy tắc tôn giáo để hoạt động

Vụ Dubai bắt 40 cô gái nước ngoài và những khó khăn của người mẫu Hồi giáo

Người Hồi giáo Rohingya lo sợ hồi hương về Myanmar sau cuộc đảo chính

Triệt phá ổ nhóm tổ chức đánh bạc qua mạng xã hội, giao dịch tiền tỷ mỗi ngày

Dự thảo luật vốn bị chỉ trích vì xa lánh người Hồi giáo. Đảng Cộng hòa trung hữu (LR) đã đề xuất bổ sung điều khoản cấm cầu nguyện trong hành lang đại học cũng như cấm các hoạt động tôn giáo có thể cản trở hoạt động giáo dục.

Mặc dù các thượng nghị sĩ đảng Cánh tả và Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer đều phản đối đề xuất này, nhưng dự thảo đã được chấp nhận thông qua việc bỏ phiếu của các thượng nghị sĩ cánh hữu.

Trong khi chính phủ của ông Macron nói rằng dự luật sẽ làm nổi bật hệ thống thế tục của đất nước, các chuyên gia và nhà phê bình đã cáo buộc tổng thống Pháp cố gắng đang tìm cách thu hút sự hậu thuẫn của các cử trí cánh hữu. Họ lập luận rằng ông Macron, người đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đảng cực hữu trước cuộc bầu cử Tổng thống vào năm tới, đang sử dụng các đạo luật chống lại người Hồi giáo để nhận được các phiếu bầu.

Dự luật cho phép can thiệp vào các nhà thờ Hồi giáo và các hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý của họ cũng như kiểm soát tài chính của các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ thuộc về người Hồi giáo.

Luật cũng hạn chế sự lựa chọn giáo dục của cộng đồng Hồi giáo bằng cách ngăn cản các gia đình cho trẻ em học tại nhà. Dự luật cũng cấm bệnh nhân lựa chọn bác sĩ dựa trên giới tính vì lý do tôn giáo hoặc các lý do khác và bắt buộc “giáo dục thế tục” đối với tất cả các quan chức nhà nước.

Tổ chức nhân quyền Amnesty International trước đó đã nói rằng các quy định mới “sẽ là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào các quyền và tự do ở Pháp.”

“Nhiều lần, chúng ta đã thấy các nhà chức trách Pháp sử dụng khái niệm mơ hồ và không được xác định rõ ràng về 'cực đoan hóa' hoặc 'Hồi giáo cực đoan' để biện minh cho việc áp dụng các biện pháp mà không có căn cứ xác đáng, có nguy cơ dẫn đến sự phân biệt đối xử trong việc áp dụng đối với người Hồi giáo và các nhóm thiểu số khác", nhà nghiên cứu về Châu Âu của Tổ chức Ân xá Quốc tế Marco Perolini cho biết thêm rằng "sự kỳ thị này phải chấm dứt".

Pháp đã công bố dự luật chống ly khai Hồi giáo sau vụ giết một giáo viên tiếng Pháp vào tháng 10 năm ngoái bởi một nghi phạm 18 tuổi gốc Chechnya. Thiếu niên này đã tấn công giáo viên Samuel Pati vào ban ngày, giết chết anh bên ngoài một trường học ở Conflans-Saint-Honorine, một vùng ngoại ô cách trung tâm Paris 24km. Vài ngày sau vụ giết người, chính phủ đã bày tỏ sự lo ngại với các tổ chức Hồi giáo, trong khi nhiều nhóm cá nhân đã tấn công các nhà thờ Hồi giáo.

Luật mới được đề xuất, với tiêu đề "Hỗ trợ các Nguyên tắc của Đảng Cộng hòa", trực tiếp đề cập đến Hồi giáo và chủ nghĩa Hồi giáo trong nỗ lực tránh kỳ thị người Hồi giáo.

Thủ tướng Jean Castex nhấn mạnh rằng đạo luật này “không phải là một văn bản chống lại các tôn giáo hay chống lại tôn giáo Hồi giáo nói riêng”. Ông khẳng định rằng đó là "dự luật tự do, dự luật bảo vệ, dự luật giải phóng khỏi chủ nghĩa Hồi giáo" hoặc các hệ tư tưởng khác theo đuổi cùng mục tiêu.

Ông Macron đã trở thành nhân vật bị ghét ở một số quốc gia Hồi giáo, dẫn tới nhiều hoạt động tẩy chay các sản phẩm của Pháp sau khi vị Tổng thống Pháp này bảo vệ những bức tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad của Charlie Hebdo.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/phap-bo-sung-lenh-cam-cau-nguyen-tai-cac-truong-dai-hoc-vao-luat-chong-ly-khai-hoi-giao-post127413.html