Pháp tích cực mua sắm vũ khí khủng trước nguy cơ xung đột lan rộng

Từ cuối năm 2023 đến nay, Pháp đã chi hàng tỷ euro để mua sắm trang thiết bị quân sự nhằm duy trì vị thế cường quốc và cải tổ lực lượng vũ trang.

Năm 2023, Pháp đã thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục 413 tỷ euro cho giai đoạn 2024-2030, tăng 40% so với kỳ trước. Trước nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng, Chính phủ Pháp khẳng định sẽ tiếp tục là một cường quốc thế giới và lực lượng vũ trang nước này sẽ trải qua một cuộc cải tổ toàn diện. Theo Cơ quan Mua sắm Quốc phòng và Công nghệ Pháp (DGA), tổng giá trị đơn đặt hàng thiết bị quân sự trong năm 2023 đã lên tới 20,3 tỷ euro. Ảnh: Tên lửa chống tăng Akeron MP (Nguồn: militaryleak.com).

Năm 2023, Pháp đã thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục 413 tỷ euro cho giai đoạn 2024-2030, tăng 40% so với kỳ trước. Trước nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng, Chính phủ Pháp khẳng định sẽ tiếp tục là một cường quốc thế giới và lực lượng vũ trang nước này sẽ trải qua một cuộc cải tổ toàn diện. Theo Cơ quan Mua sắm Quốc phòng và Công nghệ Pháp (DGA), tổng giá trị đơn đặt hàng thiết bị quân sự trong năm 2023 đã lên tới 20,3 tỷ euro. Ảnh: Tên lửa chống tăng Akeron MP (Nguồn: militaryleak.com).

Đầu năm 2024, DGA tuyên bố đã đầu tư hơn 1,1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD) vào pháo tự hành, xe bọc thép và máy bay trực thăng, nằm trong chiến lược hiện đại hóa lực lượng vũ trang Pháp đến năm 2030. Trong tuyên bố của DGA, Pháp đã đặt hàng 109 khẩu pháo Caesar hệ mới từ Nexter Systems SA, công ty phòng thủ trên bộ hàng đầu của Pháp và đứng thứ ba châu Âu trong lĩnh vực đạn dược, thuộc Tập đoàn vũ khí Pháp - Đức KNDS. Đơn hàng này có giá khoảng 350 triệu EUR. Ảnh: Pháo tự hành Caesar (Nguồn: Defense News).

Đầu năm 2024, DGA tuyên bố đã đầu tư hơn 1,1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD) vào pháo tự hành, xe bọc thép và máy bay trực thăng, nằm trong chiến lược hiện đại hóa lực lượng vũ trang Pháp đến năm 2030. Trong tuyên bố của DGA, Pháp đã đặt hàng 109 khẩu pháo Caesar hệ mới từ Nexter Systems SA, công ty phòng thủ trên bộ hàng đầu của Pháp và đứng thứ ba châu Âu trong lĩnh vực đạn dược, thuộc Tập đoàn vũ khí Pháp - Đức KNDS. Đơn hàng này có giá khoảng 350 triệu EUR. Ảnh: Pháo tự hành Caesar (Nguồn: Defense News).

Caesar Mk 2, loại pháo mới được đặt hàng cho Quân đội Pháp, sẽ có cabin bọc thép để bảo vệ chống mìn và vũ khí cỡ nhỏ. Với động cơ 460 HP mạnh mẽ hơn gấp đôi, khung gầm 6 bánh mới và phần mềm điều khiển hỏa lực tiên tiến, Caesar Mk 2 sẽ duy trì khẩu pháo 155mm hiện có với tầm bắn hơn 40 km và khả năng vận chuyển bằng đường không. Kế hoạch quy hoạch quân sự của Pháp dự kiến sẽ có 109 chiếc Caesar thế hệ mới được đưa vào sử dụng cuối năm 2030, với đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2026. Ảnh: Pháo tự hành Caesar (Nguồn: Nexter).

Caesar Mk 2, loại pháo mới được đặt hàng cho Quân đội Pháp, sẽ có cabin bọc thép để bảo vệ chống mìn và vũ khí cỡ nhỏ. Với động cơ 460 HP mạnh mẽ hơn gấp đôi, khung gầm 6 bánh mới và phần mềm điều khiển hỏa lực tiên tiến, Caesar Mk 2 sẽ duy trì khẩu pháo 155mm hiện có với tầm bắn hơn 40 km và khả năng vận chuyển bằng đường không. Kế hoạch quy hoạch quân sự của Pháp dự kiến sẽ có 109 chiếc Caesar thế hệ mới được đưa vào sử dụng cuối năm 2030, với đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2026. Ảnh: Pháo tự hành Caesar (Nguồn: Nexter).

Hồi tháng 1/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết, nước này đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu Rafale mới từ Dassault Aviation, với tổng giá trị lên đến hơn 5 tỷ euro. Chiếc đầu tiên dự kiến được bàn giao vào năm 2027. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale (Nguồn: Defence Blog).

Hồi tháng 1/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết, nước này đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu Rafale mới từ Dassault Aviation, với tổng giá trị lên đến hơn 5 tỷ euro. Chiếc đầu tiên dự kiến được bàn giao vào năm 2027. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale (Nguồn: Defence Blog).

Tiêm kích Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ 4.5, nổi tiếng với khả năng tàng hình và tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng động cơ đốt sau. Ảnh: Tiêm kích Rafale trên tàu sân bay Charles de Gaulle (Nguồn: Dassault Aviation).

Tiêm kích Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ 4.5, nổi tiếng với khả năng tàng hình và tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng động cơ đốt sau. Ảnh: Tiêm kích Rafale trên tàu sân bay Charles de Gaulle (Nguồn: Dassault Aviation).

Hợp đồng mới này sẽ nâng tổng số máy bay Rafale mà Pháp đặt hàng lên 234 chiếc, trong đó có những chiếc máy bay được trang bị theo tiêu chuẩn sản xuất F4, bao gồm cả nâng cấp hệ thống tự vệ Spectra và tên lửa phòng không Mica. Các máy bay mới này dành cho Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp sẽ là phiên bản một chỗ ngồi và dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2027. Ảnh: Tên lửa đầu dò hồng ngoại MICA trang bị trên máy bay tiêm kích Rafale (Nguồn: Army Regconition).

Hợp đồng mới này sẽ nâng tổng số máy bay Rafale mà Pháp đặt hàng lên 234 chiếc, trong đó có những chiếc máy bay được trang bị theo tiêu chuẩn sản xuất F4, bao gồm cả nâng cấp hệ thống tự vệ Spectra và tên lửa phòng không Mica. Các máy bay mới này dành cho Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp sẽ là phiên bản một chỗ ngồi và dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2027. Ảnh: Tên lửa đầu dò hồng ngoại MICA trang bị trên máy bay tiêm kích Rafale (Nguồn: Army Regconition).

DGA cũng đặt mua 420 xe bọc thép chở quân hạng nhẹ đa năng Serval từ KNDS và Texelis với giá gần 500 triệu EUR, sau khi đã đặt hàng 364 chiếc vào năm 2020. Dự kiến, Quân đội Pháp sẽ nhận tổng cộng 978 xe Serval vào năm 2030, với 60 chiếc đã được giao vào năm 2022 và 129 chiếc vào năm 2023. Serval là một phần trong chương trình Scorpion của Quân đội Pháp nhằm nâng cấp các phương tiện bọc thép, bao gồm cả xe hạng nặng APC Griffon và xe chiến đấu bộ binh Jaguar. Ảnh: Xe bọc thép Sevral (Nguồn: DGA).

DGA cũng đặt mua 420 xe bọc thép chở quân hạng nhẹ đa năng Serval từ KNDS và Texelis với giá gần 500 triệu EUR, sau khi đã đặt hàng 364 chiếc vào năm 2020. Dự kiến, Quân đội Pháp sẽ nhận tổng cộng 978 xe Serval vào năm 2030, với 60 chiếc đã được giao vào năm 2022 và 129 chiếc vào năm 2023. Serval là một phần trong chương trình Scorpion của Quân đội Pháp nhằm nâng cấp các phương tiện bọc thép, bao gồm cả xe hạng nặng APC Griffon và xe chiến đấu bộ binh Jaguar. Ảnh: Xe bọc thép Sevral (Nguồn: DGA).

Ngoài ra, vào tháng 12 năm ngoái, Pháp đã đặt mua thêm 8 máy bay trực thăng NH90 Caiman Standard 2 với giá 305 triệu euro, bổ sung vào đơn hàng 10 chiếc trước đó. Những máy bay trực thăng này, nặng 11 tấn, sẽ được Airbus Helicopters chế tạo tại Marignane, Pháp, và dự kiến giao hàng trong giai đoạn 2026-2029, thay thế các máy bay trực thăng Caracal và Cougar hiện tại. Ảnh: Trực thăng NH90 Caiman Standard 2 (Nguồn: Army Regconition).

Ngoài ra, vào tháng 12 năm ngoái, Pháp đã đặt mua thêm 8 máy bay trực thăng NH90 Caiman Standard 2 với giá 305 triệu euro, bổ sung vào đơn hàng 10 chiếc trước đó. Những máy bay trực thăng này, nặng 11 tấn, sẽ được Airbus Helicopters chế tạo tại Marignane, Pháp, và dự kiến giao hàng trong giai đoạn 2026-2029, thay thế các máy bay trực thăng Caracal và Cougar hiện tại. Ảnh: Trực thăng NH90 Caiman Standard 2 (Nguồn: Army Regconition).

DGA đã ký hợp đồng với Naval Group để hiện đại hóa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle vào năm 2027. Việc nâng cấp sẽ bao gồm radar mới của Thales, hệ thống chiến đấu Setis 3.0 và hệ thống chống tên lửa của MBDA, dự kiến hoàn thành vào năm 2028, duy trì khả năng phòng thủ xuất sắc của tàu trước các tên lửa chống hạm và máy bay không người lái. Ảnh: Tàu sân bay Charles de Gaulle (Nguồn: Army Regconition).

DGA đã ký hợp đồng với Naval Group để hiện đại hóa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle vào năm 2027. Việc nâng cấp sẽ bao gồm radar mới của Thales, hệ thống chiến đấu Setis 3.0 và hệ thống chống tên lửa của MBDA, dự kiến hoàn thành vào năm 2028, duy trì khả năng phòng thủ xuất sắc của tàu trước các tên lửa chống hạm và máy bay không người lái. Ảnh: Tàu sân bay Charles de Gaulle (Nguồn: Army Regconition).

Bộ Quốc phòng Pháp cũng công bố kế hoạch mua 200 tên lửa chống tăng tầm trung Akeron và 329 tên lửa phòng không tầm ngắn Mistral 3, với tổng giá trị lên tới hơn 300 triệu EUR từ tập đoàn MBDA (Pháp). Ảnh: Tên lửa dẫn đường chống tăng Akeron MP (Nguồn: DGA ).

Bộ Quốc phòng Pháp cũng công bố kế hoạch mua 200 tên lửa chống tăng tầm trung Akeron và 329 tên lửa phòng không tầm ngắn Mistral 3, với tổng giá trị lên tới hơn 300 triệu EUR từ tập đoàn MBDA (Pháp). Ảnh: Tên lửa dẫn đường chống tăng Akeron MP (Nguồn: DGA ).

Tên lửa Akeron, được biết đến với khả năng hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và có tầm bắn ấn tượng cùng Mistral 3, một hệ thống phòng không linh hoạt và hiệu quả, sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực quân sự của nước này. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm ngắn Mistral 3 (Nguồn: MBDA).

Tên lửa Akeron, được biết đến với khả năng hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và có tầm bắn ấn tượng cùng Mistral 3, một hệ thống phòng không linh hoạt và hiệu quả, sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực quân sự của nước này. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm ngắn Mistral 3 (Nguồn: MBDA).

Dương Ngân (Theo Defensenews)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phap-tich-cuc-mua-sam-vu-khi-khung-truoc-nguy-co-xung-dot-lan-rong-2002007.html