Pháp – Trung căng thẳng vì Đài Loan: Pháp từng giúp Đài Bắc những gì?

Trung Quốc vừa lên tiếng phản đối đối việc Pháp thực hiện hợp đồng nâng cấp các khinh hạm lớp Kang Dinh cho hải quân Đài Loan. Tình hình quan hệ hai nước đang vô cùng căng thẳng, được biết đây không phải lần duy nhất mà Pháp giúp đỡ Đài Loan trong lĩnh vực quân sự.

Đài Loan (còn được biết đến với tên Trung Hoa Dân Quốc) là một vùng lãnh thổ độc lập với Trung Quốc, có một quân đội riêng, chính phủ riêng. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ đã thực hiện nguyên tắc “một nước Trung Quốc”, không công nhận Đài Loan là một quốc gia và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc này. Điều này khiến Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn cản trở, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự khi luôn bị Trung Quốc ngăn cản các nước bán vũ khí cho Đài Loan. Ảnh: Binh sĩ Đài Loan

Đài Loan (còn được biết đến với tên Trung Hoa Dân Quốc) là một vùng lãnh thổ độc lập với Trung Quốc, có một quân đội riêng, chính phủ riêng. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ đã thực hiện nguyên tắc “một nước Trung Quốc”, không công nhận Đài Loan là một quốc gia và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc này. Điều này khiến Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn cản trở, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự khi luôn bị Trung Quốc ngăn cản các nước bán vũ khí cho Đài Loan. Ảnh: Binh sĩ Đài Loan

Không nhiều nước trên thế giới sẵn sàng bán vũ khí cho Đài Loan dù rằng họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn do lo ngại làm mất lòng Trung Quốc. Pháp cũng là một quốc gia đã đồng ý với nguyên tắc “một nước Trung Hoa” kể từ năm 1994, tuy nhiên nước này vẫn cung cấp cho Đài Loan những vũ khí mang tính chiến lược dù cho bị Trung Quốc phản đối. Ảnh: Khinh hạm Lafayette (Đài Loan gọi là lớp Kang Dinh) do Pháp bán cho Đài Loan.

Không nhiều nước trên thế giới sẵn sàng bán vũ khí cho Đài Loan dù rằng họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn do lo ngại làm mất lòng Trung Quốc. Pháp cũng là một quốc gia đã đồng ý với nguyên tắc “một nước Trung Hoa” kể từ năm 1994, tuy nhiên nước này vẫn cung cấp cho Đài Loan những vũ khí mang tính chiến lược dù cho bị Trung Quốc phản đối. Ảnh: Khinh hạm Lafayette (Đài Loan gọi là lớp Kang Dinh) do Pháp bán cho Đài Loan.

Năm 1992, Đài Loan đã chính thức đặt mua từ Pháp 6 khinh hạm lớp Lafayette với giá trị hợp đồng lên tới 2,8 tỷ USD. Tàu sẽ được đóng tại Pháp và lắp một số vũ khí nội địa do Đài Loan sản xuất. Ảnh: Khinh hạm Lafaytte (Kang Dinh) số hiệu 1202 của hải quân Đài Loan.

Năm 1992, Đài Loan đã chính thức đặt mua từ Pháp 6 khinh hạm lớp Lafayette với giá trị hợp đồng lên tới 2,8 tỷ USD. Tàu sẽ được đóng tại Pháp và lắp một số vũ khí nội địa do Đài Loan sản xuất. Ảnh: Khinh hạm Lafaytte (Kang Dinh) số hiệu 1202 của hải quân Đài Loan.

Khinh hạm Lafayette (Kang Dinh ) đầu tiên gia nhập biên chế hải quân Đài Loan năm 1996. Tàu dài 125m, rộng 15.4m, lượng giãn nước toàn tải 3500 tấn, kíp vận hành 134 người, tốc độ tối đa hơn 40 hải lý/h. Tàu có sàn đáp và nhà chứa có thể tiếp nhận trực thăng S-70C.

Khinh hạm Lafayette (Kang Dinh ) đầu tiên gia nhập biên chế hải quân Đài Loan năm 1996. Tàu dài 125m, rộng 15.4m, lượng giãn nước toàn tải 3500 tấn, kíp vận hành 134 người, tốc độ tối đa hơn 40 hải lý/h. Tàu có sàn đáp và nhà chứa có thể tiếp nhận trực thăng S-70C.

Vũ khí chính của tàu là 1 pháo hạm Otto Melara/MK 75 cỡ nòng 76mm, một hệ thống pháo bắn nhanh CIWS Phalanx cỡ nòng 20mm, 2x4 tên lửa chống hạm Hùng Phong II do Đài Loan tự chế tạo tầm bắn tối đa 130km, một hệ thống phòng không Sea Chaparral mang 4 tên lửa tầm bắn tối đa 9km, hai pháo bắn nhanh Bofors 40mm, 2x3 ống phóng ngư lôi MK 32 cỡ 324mm chuyên cho nhiệm vụ chống ngầm. Ảnh: Sơ đồ Radar và vũ khí của tàu Lafayette (Kang Dinh) của Đài Loan.

Vũ khí chính của tàu là 1 pháo hạm Otto Melara/MK 75 cỡ nòng 76mm, một hệ thống pháo bắn nhanh CIWS Phalanx cỡ nòng 20mm, 2x4 tên lửa chống hạm Hùng Phong II do Đài Loan tự chế tạo tầm bắn tối đa 130km, một hệ thống phòng không Sea Chaparral mang 4 tên lửa tầm bắn tối đa 9km, hai pháo bắn nhanh Bofors 40mm, 2x3 ống phóng ngư lôi MK 32 cỡ 324mm chuyên cho nhiệm vụ chống ngầm. Ảnh: Sơ đồ Radar và vũ khí của tàu Lafayette (Kang Dinh) của Đài Loan.

Ở thời điểm Đài Loan đưa vào biên chế các tàu chiến này, hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) vẫn còn sử dụng rất nhiều các tàu chiến lạc hậu, sức mạnh thua kém Lafayette ( Kang Dinh) rất nhiều. Đây là một trong những uy hiếp rất lớn đối với Trung Quốc thời điểm đó. Đầu tháng 5 năm nay, truyền thông rộ lên tin tức về việc Pháp ký kết hợp đồng nâng cấp các tàu Lafayette này cho hải quân Đài Loan khiến cho một lần nữa quan hệ hai nước Pháp – Trung lại căng thẳng. Ảnh: Khinh hạm Lafaytte ( Kang Dinh) phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong II.

Ở thời điểm Đài Loan đưa vào biên chế các tàu chiến này, hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) vẫn còn sử dụng rất nhiều các tàu chiến lạc hậu, sức mạnh thua kém Lafayette ( Kang Dinh) rất nhiều. Đây là một trong những uy hiếp rất lớn đối với Trung Quốc thời điểm đó. Đầu tháng 5 năm nay, truyền thông rộ lên tin tức về việc Pháp ký kết hợp đồng nâng cấp các tàu Lafayette này cho hải quân Đài Loan khiến cho một lần nữa quan hệ hai nước Pháp – Trung lại căng thẳng. Ảnh: Khinh hạm Lafaytte ( Kang Dinh) phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong II.

Không chỉ trong lĩnh vực hải quân, không quân Đài Loan hiện cũng đang có trong biên chế 60 máy bay tiêm kích Mirage-2000 cũng do Pháp chế tạo và bán cho Đài Loan trong thập niên 1990. Ảnh: Biên đội máy bay Mirage-2000 của Đài Loan cất cánh

Không chỉ trong lĩnh vực hải quân, không quân Đài Loan hiện cũng đang có trong biên chế 60 máy bay tiêm kích Mirage-2000 cũng do Pháp chế tạo và bán cho Đài Loan trong thập niên 1990. Ảnh: Biên đội máy bay Mirage-2000 của Đài Loan cất cánh

Cụ thể Pháp và Đài Loan đã chính thức ký hợp đồng mua các máy bay Mirage-2000 vào năm 1992 và lô máy bay đầu tiên chính thức đến Đài Loan vào năm 1997. Ảnh: Máy bay Mirage-2000 của không quân Đài Loan.

Cụ thể Pháp và Đài Loan đã chính thức ký hợp đồng mua các máy bay Mirage-2000 vào năm 1992 và lô máy bay đầu tiên chính thức đến Đài Loan vào năm 1997. Ảnh: Máy bay Mirage-2000 của không quân Đài Loan.

Đài Loan đã mua 60 chiếc với 2 phiên bản: 48 chiếc Mirage-2000-5Ei và 12 chiếc Mirage-2000-5Di. Ảnh: Máy bay Mirage-2000 của không quân Đài Loan.

Đài Loan đã mua 60 chiếc với 2 phiên bản: 48 chiếc Mirage-2000-5Ei và 12 chiếc Mirage-2000-5Di. Ảnh: Máy bay Mirage-2000 của không quân Đài Loan.

Tính đến nay, đã qua hơn 20 năm sử dụng, không quân Đài Loan đã mất tổng cộng 6 chiếc Mirage-2000 do tai nạn, chiếm 10% số lượng Mirage-2000 mua từ Pháp....

Tính đến nay, đã qua hơn 20 năm sử dụng, không quân Đài Loan đã mất tổng cộng 6 chiếc Mirage-2000 do tai nạn, chiếm 10% số lượng Mirage-2000 mua từ Pháp....

... Hiện nay bên cạnh Mirage-2000, Đài Loan cũng đang vận hành hơn 100 chiếc F-16 mua từ Mỹ. Ảnh: Mirage-2000 của không quân Đài Loan.

... Hiện nay bên cạnh Mirage-2000, Đài Loan cũng đang vận hành hơn 100 chiếc F-16 mua từ Mỹ. Ảnh: Mirage-2000 của không quân Đài Loan.

Video Việt Nam có nên tiếp nhận khinh hạm lớp La Fayette tàng hình của Pháp?

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phap-trung-cang-thang-vi-dai-loan-phap-tung-giup-dai-bac-nhung-gi-1386638.html