Phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại Lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 1

Chiều 29/12, tại Lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 1, Giáo sư, tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Yên Bái xin trân trọng gửi tới bạn đọc!

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 1.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 1.

Kính thưa đồng chí Đỗ Đức Duy- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biêủQuốc hội tỉnh Yên Bái.

Thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnhđạo các địa phương,

Thưa các đồng chí!

Hôm nay, trong không khí củanhững ngày cuối năm 2023, chuẩn bị chào đón năm mới 2024 và xuân Giáp Thìn, Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Lễ đónbằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 1. Thay mặt lãnh đạoĐảng và Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi xin gửi tơícác đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo các địa phương; Tỉnh ủy,HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái, các vị đại biểu, khách quýcùng toàn thể các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh YênBái có mặt tại buổi lễ trang trọng hôm nay lời chào thân thiết và lời chúc mừngtốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí một năm mới: sức khỏe, hạnh phúc và thànhcông!

Thưa các đồng chí!

Quy định số11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn được Ban Bí thư ban hành ngày 19/5/2021, đếnnay, qua 2,5 năm triển khai thực hiện với tỉnh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, mụctiêu xây dựng trường chính trị thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,quản lý, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn duy nhất ở tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, hệ thống các trường chính trị trong cả nước đã thực sự cóbước chuyển mình, bứt phá rất mạnh mẽ, nhanh chóng, đầy quyết tâm, xây dựng đôịngũ cán bộ, viên chức, giảng viên, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoahọc, thực hiện văn hóa trường Đảng đến xây dựng cơ sở vật chất của mỗi nhà trườngđạt chuẩn.

Việc đánh giá trường chính trịđạt chuẩn mức 1 với 55 chỉ tiêu, 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 là rất quantrọng, cần thiết, qua đó, đánh giá, nâng cao chất lượng trường chính trị, hướng tới mục tiêu nâng caochất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khắc phục bệnh lươìhọc, ngại học lý luận chính trị - 1 trong 27 nhóm biểu hiện suy thoái trong cánbộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra. Đây là quyết tâmchính trị của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tính đến thời điểmnày, đã có 8 trường được công nhận chuẩn mức 1, có 60 trường được các tỉnh,thành phê duyệt Đề án, nhiều trường đã và đang cố gắng thúc đẩy đạt chuẩn sớmhơn mục tiêu, lộ trình Đề án.

Trường Chính trị tỉnh Yên Báithuộc khu vực miền núi phía Bắc, nơi có điều kiện còn khó khăn so với các trườngchính trị khác trong cả nước nhưng lại vinh dự là đơn vị thứ 8 trong cả nước,thứ 2 trong khu vực miền núi phía Bắc được công nhận trường chính trị chuẩn mức1.

Trường Chính trị tỉnh Yên Báibắt đầu triển khai Quy định số 11, chỉ đạt 35/55 chỉ tiêu chuẩn mức 1 (63,6%),thuộc nhóm trung bình của cả nước. Nhưng sau hơn hai năm thực hiện, TrườngChính trị tỉnh Yên Bái đã bứt phá đề được công nhận đạt chuẩn mức 1 với đủ 55chỉ tiêu của 6 nhóm tiêu chí, trong đó 8 chỉ tiêu vượt chuẩn, tiệm cận chuẩn mức2. Điều đáng nói là, không chỉ dừng lại ở số lượng các tiêu chí đã đạt, quađánh giá của Hội đồng thẩm định, cũng như qua theo dõi, quản lý chuyên môn đôívới trường thì chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu cũng rất yên tâm.

Trong công tác xây dựng, chuẩnhóa đội ngũ, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái luôn nhận được sự quan tâm đặc biệtcủa Thường trực Tỉnh ủy trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, viên chức nhà trường. Tỉnh ủy có cơ chế thu hút cán bộ, giảng viên chất lượng cao về cho Trường, điêùđộng 2 đồng chí có trình độ tiến sĩ từ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về, trongđó 1 đồng chí được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng; đã tổ chức kỳ thi thăng hạngchức danh nghề nghiệp riêng cho 18 viên chức của Trường; phê duyệt danh sách giảngviên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh gồm 51 đồng chílà lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương.

Theo đó, tiêu chí đôịngũ của Trường đã có những chỉ tiêu vượt Quy định 11 và có những chỉ tiêu dẫn đâùcả nước. Cụ thể là, Trường có 38/45 giảng viên, chiếm 84,44%, vượt 20% so Quy định11 và đây là 1 trong 2 trường có tỉ lệ giảng viên cao nhất trong hệ thốngtrường chính trị cả nước; có 26/38 giảng viên chính, đạt 68,42%, vượt so vơíQuy định. Gần 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ, trong đó có 2 tiến sĩ, 3nghiên cứu sinh; 100%, giảng viên có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức kinh điểnMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tại nhiều kỳ Hội thi giảng viên giỏi toàn quốc,Trường luôn có giảng viên đạt danh hiệu giảng viên xuất sắc. Với đội ngũ cán bộ,viên chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, Trường Chính trị tỉnh Yên Báikhông ngừng nỗ lực, vươn lên, xứng tầm là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộvà nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của tỉnh.

Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, Trường cósự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Điểm nổi bật trong đào tạo, bôìdưỡng là Trường đã chủ trì xây dựng được các chương trình bồi dưỡng như: Chươngtrình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ lãnhđạo, quản lý cấp phòng cấp tỉnh, cấp huyện; Chương trình, tài liệu bồi dưỡngcán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho các chứcdanh công chức cấp xã...

Các chương trình bồi dưỡng bảo đảm tính cập nhật, tínhthực tiễn, sát đối tượng người học, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo,quản lý và nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh,nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Từ việc ban hành các chương trình, tài liệu,Trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng. Đặc biệt, Trường tham giatổ chức thành công các lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn theo Đề án số 11 của Tỉnh ủy,như: bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ trẻ; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năngcho cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số... Qua đó, góp phần thực hiện thắnglợi 1 trong 2 khâu đột phá - đó là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chotỉnh mà Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướngphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miềnnúi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định.

Đối với nhóm tiêu chí vềnghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, là nhóm tiêu chí trong khi rất nhiêùtrường đang gặp khó khăn thì Trường Chính trị tỉnh Yên Bái cũng đã hoàn thành tốtcác nhiệm vụ này, có giải pháp để qua những kết quả nghiên cứu khoa học thành nôịdung tham mưu, kiến nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị trong hoạch địnhcác chủ trương, chính sách xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh- quốc phòng tại địa phương. Từ các kết quả nghiên cứu đềtài khoa học, nhà trường chủ động biên soạn thành các sách tham khảo, chuyên khảophục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.

Những kết quả trên đây thể hiệnsự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về mọi mặt của Tỉnh ủy,HĐND, UBND tỉnh Yên Bái và sự phối hợp rất hiệu quả của các ban, sở, ngành; sựchỉ đạo chuyên môn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đặc biệt, là sựcố gắng, tinh thần chủ động, tích cực, quyết tâm cao cùng cách làm sáng tạo,quyết liệt, đột phá của Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Yên Bái, sự nỗ lựcphấn đấu của tập thể cán bộ, giảng viên trường qua nhiều nhiệm kỳ, nhiều thế hệ. Đó là kết quả củasự đồng lòng, quyết tâm đổi mới, tập trung xây dựng, triển khai từng bước cácnhiệm vụ cụ thể, thể hiện sâu sắc hơn bản chất văn hóa của trường Đảng, khẳng địnhkhát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực,quyết tâm của Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường;sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Xin nhiệtliệt biểu dương và chúc mừng Trường Chính trị tỉnh Yên Bái.

Thưa các đồng chí!

Từ quá trình triển khai thựchiện Quy định số 11-QĐ/TW, từ sự thành công trong xây dựng trường chính trị chuẩn,có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, để xây dựng trườngchính trị chuẩn cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên củaBan Thường vụ, của Thường trực Tỉnh ủy và nhất là vai trò người đứng đầu. Đâychính là yếu tố quan trọng, quyết định đến triển khai Quy định số 11 của Ban Bíthư. Tỉnh ủy chỉ đạo quyết liệt bằng chương trình, nghị quyết, bằng các các giảipháp thiết thực, đồng bộ, khả thi, kịp thời; bằng công tác kiểm tra, đánh giá.Chỉ đạo các ban, sở, ngành, địa phương phối hợp, ủng hộ, tạo điều kiện để trườngchính trị hoàn thiện các chỉ tiêu chuẩn.

Cần khẳng định rằng, Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh Yên Bái đã sớm nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của trường Đảng,quan tâm thiết thực, sâu sát, hiệu quả trong việc ban hành Đề án cũng như tạo mọiđiều kiện thuận lợi để Trường Chính trị tỉnh Yên Bái hoàn thành các tiêu chítrường chuẩn. Yên Bái là một trong 10 tỉnh phê duyệt Đề án sớm nhất cả nước; chỉhơn 5 tháng sau khi Ban Bí thư ban hành Quy định 11, tỉnh đã ban hành được Đêà́n. Cùng với quan tâm về xây dựng đội ngũ, quan tâm chỉ đạo thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, tỉnh đã phê duyệt đầu tư xây dựng trường ở địa điểm mới với diệntích khuôn viên 4ha, hướng tới chuẩn mức 2.

Thứ hai, phát huy vai trò chỉđạo, quản lý, hướng dẫn chuyên môn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Thực hiện có hiệu quả phương châm "tăng cường quản lý, kết nối hệ thống"bằng nhiều phương pháp, cách thức phong phú, đa dạng, linh hoạt; chú trọng tổngkết các mô hình điển hình. Quan tâm hoàn thiện thể chế tốt nhất về công tác trườngchính trị; đẩy mạnh xây dựng chương trình, giáo trình; triển khai có hiệu quảcác chương trình, hoạt động hỗ trợ các trường, nhất là hỗ trợ các trường chínhtrị hoàn thiện các tiêu chí và đội ngũ và nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, phát huy tinh thầnđoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, viên chức trườngchính trị, thống nhất quyết tâm xây dựng trường chính trị trở thành trung tâmđào tạo, bồi dưỡng cán bộ và trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ởđịa phương. Đảng ủy, Ban Giám hiệu có cách làm bài bản, khoa học, có trọng tâm,trọng điểm, chủ động từ sớm, từ xa, chú trọng chất lượng. Đây là khâu then chốtgiúp các trường từng bước chuẩn bị, tích lũy và hoàn thiện các tiêu chí chuẩn.

Thứ tư, sự phối hợp, ủng hộ,tạo điều kiện của các cơ quan trong tỉnh. Xây dựng trường chính trị chuẩn thànhcông là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, sự vào cuộc củacả hệ thống chính trị địa phương dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và sự hướng dẫn củaTrung ương. Trong đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy hỗ trợ xây dựng đề án Trường Chính trịchuẩn, hoàn thiện các chỉ tiêu về đội ngũ, về đào tạo, bồi dưỡng; Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy bảo đảm định hướng tư tưởng; phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học,trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, hướng dẫn về chuyên môn đối vơícác trung tâm chính trị cấp huyện; Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, hướng dẫn,triển khai các đề tài khoa học cấp tỉnh...

Thưa các đồng chí!

Yên Bái là tỉnh nằm giữa vùngTây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc bộ; là vùng có ý nghĩa chiến lược về quốcphòng, an ninh. Trong các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc bộ, tỉnh Yên Báiđã được Chính phủ quy hoạch là 1 trong 5 tỉnh phát triển hàng đầu của khu vực.Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị vềphương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùngtrung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như hiệnthực hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, cần tậptrung xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; "dámnghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá, sáng tạo và dámđương đầu”. Theo đó, trước hết cần tiếp tục tập trung quan tâm đầu tư xây dựngcơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đó chính là Trường Chính trị tỉnh Yên Bái, đểnơi đây thực sự là một "địa chỉ đỏ" về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ củatỉnh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng được nhiều cán bộ "có tâm, có tầm”, có khátvọng xây dựng tỉnh Yên Bái giàu đẹp, xanh, hài hòa, văn minh, hạnh phúc.

Trong thời gian tới, tôi đềnghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ban, sở, ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm, đâùtư, duy trì, giữ vững trường chính trị chuẩn mức 1, tiến tới xây dựng TrườngChính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 2, đây chính là sự chuẩn bị tốt nhất về đôịngũ cán bộ để phục vụ thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ "đưa Yên Bái trở thànhtỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núiphía Bắc”. Muốn vậy, tôi đề nghị các đồng chí quan tâm lưu ý một số vấn đề sau:

* Đối với Trường Chính trị tỉnhYên Bái:

Ngay sau hôm nay, các đồngchí cần tham mưu Tỉnh ủy xây dựng Đề án trường chính trị chuẩn mức 2. Tôi xinlưu ý một lần nữa, để duy trì, giữ chuẩn, tiến tới xây dựng đạt chuẩn mức 2 lànhững khó khăn, thách thức rất lớn đối với tập thể cán bộ, viên chức của TrườngChính trị tỉnh Yên Bái. Vì vậy, ngay từ bây giờ, tôi đề nghị các đồng chí ràsoát các tiêu chí chuẩn mức 2, phân chia các tiêu chí đã đạt, sắp đạt chuẩn mức2 để xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực phù hợp để phấn đấu thực hiện.

Tronghoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tôi đề nghị Trường tiếp tục kế thừa, phát huy bềdày truyền thống gần 70 năm, đặc biệt những thành tựu nổi bật của đơn vị trongthời gian gần đây; tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm đào tạo, bôìdưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và khu vực. Muốn vậy, Trường cần quantâm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, làm thế nào để có nhiều hơn nữa cácgiảng viên dạy giỏi, xuất sắc bởi vì muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thâỳgiỏi. Giảng viên là nguồn cảm hứng để cán bộ, học viên thấy rằng học lý luận làhấp dẫn, thú vị, không hề khô khan. Giảng viên phải thuần thục về phương pháp,tăng cường trao đổi, tương tác với học viên, khơi dậy tính tự giác học tập củahọc viên. Đồng thời, giảng viên cũng cần đặc biệt chú ý xây dựng văn hóa trườngĐảng, kỷ luật phát ngôn, nói, viết, làm theo đúng quan điểm của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, qua đó, giúp học viên củng cố lập trường, bảnlĩnh chính trị của học viên.

Trong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm đến nhữngkhâu then chốt, những điểm nghẽn về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Quantâm công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm; cơ chế, chính sáchđối với cán bộ, giảng viên; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tiếp cận vơícác kiến thức, kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học hiện đại. Tiếp tụcđổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng; thựchiện nghiêm quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kỷ luật, kỷ cươngtrong học tập và giảng dạy.

Trong công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thựctiễn, cần tập trung tham gia xây dựng, góp ý kiến cho Văn kiện Đại hội Đảng bộtỉnh, cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV; các đề tài, đề án, hội thảo cầntập trung vào các vấn đề thực tiễn của tỉnh Yên Bái, như: nông nghiệp sinhthái, chuyển đổi số, chất lượng tổ chức cơ sở đảng, phát huy sức mạnh đoàn kếttoàn dân tộc... Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn cần chú trọngchất lượng. Phải có nhiều hơn các đề tài, đề án được chuyển giao, có nhiều kiếnnghị và giải pháp đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Tiếp tục làm tốt công tác bảovệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.Đây phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, gắn với mọi hoạt động của nhàtrường và mỗi giảng viên.

* Đối với Ban Thường vụ Tỉnh uyYển Bái:

Một là, sớm ban hành Đề án xây dựng trường chính trị chuẩn mức 2. Tiếptục quan tâm, tạo điều kiện, có thêm các giải pháp phù hợp, cụ thể để TrườngChính trị tỉnh Yên Bái tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã đạt được, đồng thời đâỷnhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí thiếu để sớm đạt chuẩn mức 2.

Hai là, tiếptục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát để Trường Chính trị tỉnh trở thành nơikết tinh những giá trị tốt đẹp nhất của một trường Đảng kiểu mẫu ở địa phương;lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục rà soát, bố trí cán bộ đảm bảo tính kế thừa, ổn địnhvà phát triển bền vững của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong trường. Tiếp tụcquan tâm, tạo điều kiện cho trường có cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại để thựchiện nhiệm vụ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy có thể giao cho trường tham mưu, nghiên cưúnhững vấn đề lớn mang tính chiến lược liên quan đến công tác xây dựng Đảng,phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà; đặc biệt là công tác tổng kết thực tiễn(có những việc giao, có việc "đặt hàng” để Trường Chính trị thực hiện).

Thưa các đồng chí!

Dự và phát biểu tại Lễ côngnhận Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 1, chung vui cùng lãnh đạo tỉnh,cán bộ, viên chức, người lao động nhà trường và quý vị đại biểu, tôi mong rằngchúng ta sẽ lan tỏa niềm phấn khởi, tự hào và quyết tâm cao đến tất cả các trườngchính trị trong khu vực và cả nước. Một lần nữa, kính chúc quý vị đại biểu vàtoàn thể các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguồn Yên Bái: https://baoyenbai.com.vn/11/306252/bai-phat-bieu-cua-gsts-nguyen-xuan-thang----giam-doc-hoc-vien-chinh-tri-quoc-gia-ho-chi-minh-chu-tich-hoi-dong-ly-luan-trung-uong-tai-le-don-bang-cong-nhan-truong-chinh-tri-tinh-yen-bai-dat-chuan-muc-1.aspx