Phật giáo giữa cơn sóng thần phát triển AI
Sự chuyển động theo quán tính của AI chỉ ra một góc nhìn của đạo Phật thú vị: bản chất của hiện tượng thế giới ảo tưởng, một hiện tượng nhận thức sai lệch về thế giới xung quanh, khiến chúng ta nhìn nhận mọi thứ khác với thực tế vốn có.
Liệu triết lý đạo Phật có thể giúp giảm thiểu sự tác hại do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra hay không?
Thời đại ngày nay, chúng ta đang ở một giai đoạn rất khác so với thời điểm lần đầu tiên, khi tôi nhìn vào bản in máy tính vào năm 1965. Sự cung cấp tin tức, thông tin sai lệch và phần mềm để tạo ra một “hệ sinh thái dữ liệu phi tập trung, Infoshum” hay “hiện tượng thông tin đi từ nguồn đến nơi nhận bị sai lệch” (Information Noise) nhằm mục đích tối đa hóa khả năng nhấp chuột trong khi giảm thiểu thông tin thực tế - được tạo ra và truyền bá trong một khoảnh khắc trong tâm trí qua máy tính xách tay và điện thoại di động của chúng ta.
Chúng ta đang trong cuộc đua toàn cầu về phát triển và triển khai công nghệ AI, công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, được thúc đẩy phần lớn bởi các lợi ích tư bản chủ nghĩa và khát khao quyền lực, cũng như tư duy cạnh tranh vốn có của chúng ta; những lợi ích lớn nhất dành cho cá nhân, tập đoàn hoặc quốc gia thống trị cuộc đua giành quyền lực chính trị, quân sự, kinh tế hoặc Ego Power.
Một số tiêu đề cũng đang hỏi về một cuộc đua khác. Một bài báo gần đây của tạp chí quan hệ quốc tế hàng quý do Hội đồng quan hệ quốc tế Harvard tại Đại học Harvard xuất bản (Harvard International Review) bắt đầu bằng tiêu đề: “Cuộc đua đến sự dập tắt: Cạnh tranh quyền lực lớn đang khiến trí tuệ nhân tạo trở nên nguy hiểm như thế nào.” (A Race to Extinction: How Great Power Competition Is Making Artificial Intelligence Existentially Dangerous.). Giữa những cuộc chạy đua khác nhau để áp dụng công nghệ đang phát triển, thậm chí một nhà phê bình đã hỏi, “chúng ta làm thế nào có thể lấp đầy nguồn dự trữ sự tín nhiệm và sự suy luận đã cạn kiệt, khi trong thế giới của chúng ta thấy tác động suy yếu của thế giới kỹ thuật số đối với tâm lý cá nhân và tập thể của chúng ta?”
Chúng ta phải hiểu rõ ràng rằng, chúng ta có trách nhiệm đạo đức và có thể báo tin cho bản thân về những lợi ích và sức mạnh to lớn của trí tuệ nhân tạo. Như nhiều người chỉ ra, công nghệ thuyết phục (persuasive technology), thúc đẩy người dùng hướng tới kết quả mong muốn, cho dù kết quả đó là mua một sản phẩm, áp dụng lối sống hoàn hảo hơn hay tiếp tục sử dụng một ứng dụng hoặc dịch vụ cụ thể đang nhanh chóng làm giảm giá trị chủ quyền của chúng ta, biến bản sắc của chúng ta thành hàng hóa, và tiếp tục gây bất lợi cho tổ chức thường được gọi là “tầng lớp vô dụng”.
Về cơ bản, trí tuệ nhân tạo (AI) là một con dao hai lưỡi. Ví dụ, trong bản “tuyên ngôn lạc quan về công nghệ” của Nhà đồng sáng lập và đối tác chung của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, có vẻ tự tin rằng AI là phương dược trị liệu và chữa lành bách bệnh, từ chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến tiến hành một cuộc chiến tranh. Mặt khác, nhiều nhà lãnh đạo công nghệ trong lĩnh vực AI "đã cảnh báo sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai có thể đe dọa sự tồn tại của nhân loại".
Cả hai đều có thể đúng, với phương diện tổng hợp đã được điều khiển bằng kỹ thuật số để thay thế chân dung của người này bằng chân dung của người khác (deepfake), xâm phạm quyền riêng tư, khi các thuật toán mắc lỗi hệ thống thiên vị hoặc phân biệt đối xử với một số nhóm người nhất định một cách không công bằng (thiên kiến thuật toán) phân biệt giới tính và chủng tộc, AI kích hoạt tần suất và mức độ biến động giá thị trường, vũ khí sát thương tự động, sự gian lận, và thông tin sai lệch, giám sát phương tiện truyền thông xã hội, sự thao túng, và sự hàng hóa hóa bản sắc.
Ảo giác AI, nơi trí tuệ nhân tạo tạo ra thông tin sai lệch có thể dẫn dụ mọi người vào hố thỏ của một thế giới phi thực tế đầy nguy hiểm và ảo tưởng.
Sự chuyển động theo quán tính của AI chỉ ra một góc nhìn của đạo Phật thú vị: Bản chất của hiện tượng thế giới ảo tưởng, một hiện tượng nhận thức sai lệch về thế giới xung quanh, khiến chúng ta nhìn nhận mọi thứ khác với thực tế vốn có.
Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng có những lợi ích phi thường, bao gồm chẩn đoán chính xác nhiều loại bệnh, bảo vệ đa dạng sinh học, xử lý các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, dự đoán sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, phát hiện vũ khí sát thương trong trường học, giúp những người câm điếc có thể nói chuyện bằng lời, cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng,...
Tóm lại, chúng ta đang ở trong một bối cảnh thông tin mới được chuẩn bị một phần bởi các loại sai lệch dữ liệu của con người bao gồm sai lệch xác nhận, lịch sử, lựa chọn, sống sót và sẵn có, kết hợp với các lợi ích kinh tế từ khai thác, được thúc đẩy bởi động lực tuổi mới lớn, mà không nghĩ nhiều đến các tác hại về mặt xã hội, môi trường, đạo đức mà chúng ta hiện đang phải gánh chịu, chắc chắn sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai gần và xa.
Giữa những năm 1980, tôi đã xem một cuộc phỏng vấn gây sửng sốt với một vị tướng hàng đầu trong quân đội Hoa Kỳ.
Cuộc phỏng vấn nói về sự cung cấp bằng chứng chất thải hạt nhân. Trong phần này, ông ấy đã nói rõ rằng, từ buổi bình minh của Hoa Kỳ sử dụng năng lượng và vật liệu hạt nhân, chưa bao giờ có một kế hoạch nào về cách loại bỏ chất thải phóng xạ. Ngày nay, hầu hết chúng ta đều biết rằng chất thải hạt nhân đang chất đống trên khắp thế giới với những hậu quả thực sự đáng sợ khi cân nhắc.
Tôi cảm thấy rằng chúng ta không ở trong tình huống khác biệt với AI, về cách giải quyết tình trạng tích tụ theo cấp số nhân và lan rộng của sự lãng phí trách nhiệm khi niềm tin bị phá vỡ, đang làm ô nhiễm xã hội và tâm lý của chúng ta. Có vẻ như không có một kế hoạch rõ ràng nào được đưa ra để khôi phục lại niềm tin bị phá vỡ do AI gây ra và rất nhiều thứ đang gặp rủi ro. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thay đổi câu chuyện này trước khi quá muộn.
Các bạn có thể tự hỏi, AI có liên quan gì đến Phật giáo? Thật kỳ lạ, sự chuyển động theo quán tính của AI chỉ ra một góc nhìn của đạo Phật thú vị: Bản chất của hiện tượng thế giới ảo tưởng, một hiện tượng nhận thức sai lệch về thế giới xung quanh, khiến chúng ta nhìn nhận mọi thứ khác với thực tế vốn có. Rốt cuộc, chúng ta thực sự có thể tin vào điều gì? Thực sự điều gì là có thật? Trích từ Kinh Kim Cương: “phát hiện súng trong trường học Bạn sẽ nghĩ gì về thế giới phù du huyền ảo này: Một ngôi sao lúc bình minh, một bong bóng trong dòng suối; một tia chớp trong đám mây mùa hè, một ngọn đèn nhấp nháy, một bóng ma và một giấc mơ.”
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta cần nghĩ rằng những gì chúng ta trải nghiệm không hoàn toàn là một giấc mơ để có thể hoạt động bình thường trong xã hội của mình. Việc tưởng tượng thế giới là cố định khiến chúng ta cảm thấy an toàn, mặc dù, theo góc nhìn của Phật giáo, thực tế có vẻ cũng như AI không đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong bối cảnh không đáng tinh cậy này, các vấn đề còn lại liên quan đến tác hại nghiêm trọng và nỗi đau thấm sâu.
Tôi phải tự hỏi: Liệu triết lý đạo Phật thực sự có tác dụng trong việc giảm thiểu tác hại do AI gây ra không? Thiền có giúp ích không? Chúng ta đã đi quá xa rồi sao? Liệu đây chỉ là một phòng chứa xác chết, nơi chúng ta thực hành thiền trong tương lai, nơi chứa tử thi là nơi để các hành giả thực tập phương pháp thiền, trực tiếp quán chiếu những điều ghê gớm của tử thi và sự vô thường của xác thịt, xương cũng như các chất lỏng. Trạng thái thiền cao nhất chứng đạt được khi cả hai lực hút và lực đẩy không còn tồn tại. Cách thực tập này được xem là một phương thức mạnh mẽ để nhận thức rõ về vô ngã?
Đã có một số đề xuất của Phật giáo rằng chúng ta có thể giảm thiểu tác hại do AI gây ra bằng cách xuyên qua AI, lấy cảm hứng từ lời thệ nguyện của Bồ tát để đánh thức và trị liệu chữa lành những nỗi khổ niềm đau. Thậm chí có một số người còn đề xuất khẩu hiệu “trí thông minh như sự quan tâm” để cố gắng sửa đổi định nghĩa hiện tại về trí thông minh và chỉ ra một cách tốt hơn để tiến về phía trước.
Tôi tự hỏi: Có thứ gọi là trí tuệ nhân tạo hay lòng trắc ẩn nhân tạo không? Có thể có, có thể không. Nếu có, thì có lẽ AI có thể được tạo ra để bao gồm trong khuôn khổ của nó một đạo đức Phật giáo về đức hạnh. Thành thật mà nói, tôi nghĩ là không, và ý tưởng định hình lại trí thông minh thành sự quan tâm có thể bị coi là quá ít và quá muộn.
Một góc nhìn Phật giáo khác xuất hiện trong đầu tôi là thuật ngữ “Apramāda”, thường được dịch là một trạng thái tâm bất động hoặc chuyên chú thiện pháp. Nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo, Cư sĩ Stephen Batchelor dịch là sự quan tâm.
Apramāda có nghĩa là sống theo lời thề nguyện không gây tác hại, siêng năng thực hiện cam kết này, và cẩn thận khi chúng ta gây tác hại, và chọn cách sửa chữa. Liệu Apramāda có thể được đào tạo thành hệ thống AI không?
Hay Apramāda tùy thuộc vào chúng ta? Chúng ta có thể đưa tinh thần Apramāda, một trạng thái tâm bất động, tận tâm, và sự chăm sóc vào cách chúng ta tiếp cận AI với tư cách là nhà phát triển và người tiêu dùng không?
Người ta cũng phải hỏi: Làm thế nào? Tôi nghĩ đây là những gì nhà đạo đức học công nghệ người Mỹ, Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ nhân đạo, nhà Đạo đức học Thiết kế tại Google, Tristan Harris cũng là một chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng công nghệ khống chế tâm lý con người và nhóm của ông đang nỗ lực thực hiện: Thông báo cho chúng tôi để chúng tôi có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt và lành mạnh, đồng thời trở thành nhà cung cấp và người tiêu dùng công nghệ có trách nhiệm.
Theo góc nhìn của nhà sinh vật học, triết gia, nhà điều khiển học và nhà khoa học thần kinh người Chile, đồng sáng lập Viện Tâm trí và Sự sống để thúc đẩy đối thoại giữa khoa học và Phật giáo, Tiến sĩ Francisco Varela (1946-2001) quan điểm về chủ động, phần mềm nhúng AI trong bối cảnh trải nghiệm trong cuộc sống; đồng thời nó tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bất kể chúng ta có tiếp cận công nghệ hay không.
Trên thực tế, vấn đề không phải là chúng ta có tiếp cận nó hay không: Nó đã tiếp cận chúng ta. Giờ đây, nó là một phần của quần xã sinh học tâm lý xã hội, bất kể chúng ta có biết hay không, yêu thích hay ghét bỏ. Nói một cách hay hơn - theo lời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) - theo quan điểm phát sinh phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta tương thuộc với AI; quan điểm của chúng ta đã lấn át nó, và nó đang lấn át chúng ta.
Phật giáo có thể mang lại điều gì giữa cơn sóng thần phát triển AI? Những gì chúng ta phải mang lại thì tinh tế nhưng quan trọng. Tôi đánh giá cao những gì Thiền sư Roshi Norman Fischer gọi là “thái độ Bồ tát”, một thái độ sáng suốt không lay chuyển phản ánh chính tính cách của chúng ta; đây là lập trường của chúng ta, quan điểm của chúng ta, đó là bầu không khí bên trong tô màu cho cách chúng ta nhìn thế giới, nhìn thực tế: đó là thái độ thấm đẫm một trạng thái tâm bất động (Apramāda), tận tâm và lòng trắc ẩn.
Là những công dân toàn cầu và người tiêu dùng biết quan tâm, chúng ta có một nhiệm vụ quan trọng trước mắt. Trong bối cảnh bị tấn công bởi những sự sao nhãng mang tính thuyết phục trên các thiết bị di động và những nơi khác, chúng ta được kêu gọi quan tâm đến những gì đang làm và thực sự tự hỏi tại sao chúng ta lại làm như vậy, điều này tạo ra lợi ích riêng tư, chủ nghĩa tư bản đang thúc đẩy sự phát triển toàn diện của AI như thế nào.
Cần nhớ rằng quá trình tiến hóa đã ban tặng cho chúng ta những năng lực của một bộ não bộ mới có thể nâng cao khả năng chủ động khi chúng ta đối mặt với sự phức tạp của thế giới. Chúng ta có thể cân nhắc về hành động của mình; chúng ta có thể chọn hành động có lương tâm, và chúng ta có thể củng cố những năng lực nội hàm giúp chúng ta có thể tham gia vào thế giới của mình với nền tảng chính trực, luôn hành xử, một cách nhất quán, theo các giá trị, niềm tin và các nguyên tắc đạo đức mà chúng ta trân trọng.
Chúng ta có khả năng tuyệt vời với những vấn đề, chúng ta nên làm gì đó; chúng ta không nên làm và trì hoãn hành động cho đến khi một sự kiện hoặc điều gì đó xảy ra.
Điều quan trọng là phải nhớ lý do tại sao chúng ta thực sự ở đây, không phải là về “tắm mình trong dòng suối chính niệm” (mindfulness washing) hay “sưởi ấm dưới ánh dương quang trí tuệ” (wisdom washing) để trông giống như chúng ta có năng lực siêu nhận thức và nguyên lý đạo đức, chủ nghĩa vị tha ngược lại với thực sự chính niệm và đạo đức.
Tôi tin rằng điều bắt buộc là chúng ta phải củng cố các điều kiện khiến động cơ thực sự của chúng ta trở nên rõ ràng, hãy dành thời gian của mình một cách chậm rãi và cẩn thận đặt nguyện vọng đừng chỉ vì lợi ích, thói quen, nhu cầu cá nhân và về cơ bản là tính phi giao dịch. Điều này liên quan đến sự nhạy cảm với những gì đang có, khả năng nhận thức rõ ràng các hoàn cảnh hiện tại, ý chí và trí tuệ để xem xét các tác động sâu xa hơn, hoặc những gì trong Phật giáo chúng ta gọi là "karma" (nghiệp, một triết lý phương Đông nhấn mạnh rằng hành động của cá nhân quyết định hậu quả tương lai của cá nhân đó.
Chúng ta thường thấy rằng sở thích cá nhân, tính ích kỷ, lòng tham, nỗi sợ hãi và sự mất tập trung làm méo mó nhận thức của chúng ta về thực tế, điều này ảnh hưởng đến các giá trị, động lực, ý định và hành vi của chúng ta.
Theo quan điểm của Phật giáo, ý định là một yếu tố tinh thần có tính định hướng và có chủ đích. Mặt khác, động lực của chúng ta có thể không hoàn toàn có ý thức đối với chúng ta. Nói một cách đơn giản, cái gọi là ý định tốt của chúng ta có thể bị thúc đẩy bởi những động cơ vô thức, yếu tố thúc đẩy các xung động ảnh hưởng đến hành vi mà không có nhận thức một cách có ý thức của chủ thể, dựa trên bản ngã, ích kỷ và cơ bản là thiếu tính toàn vẹn.
Một vấn đề liên quan là hiểu rằng động cơ vô thức của chúng ta có thể là nguyên nhân gây ra đau khổ về mặt đạo đức phần tâm trí lưu trữ những suy nghĩ diễn ra trước khi đến với ý thức (tiền ý thức, preconscious), bao gồm tổn thương về mặt đạo đức hoặc cảm giác xấu hổ tinh tế nhưng tai hại hoặc hối tiếc sâu sắc.
Xin hãy hiểu rằng, tôi chỉ là một giảng viên Phật học, người hiện đang bị đắm chìm trong các bài báo về AI dự đoán về ngày tận thế hoặc sự giải thoát. Có lẽ không ai trong số chúng ta, kể cả những nhà phát triển AI, có thể biết đầy đủ những tác động hạ nguồn của AI sẽ là gì. Nhưng chúng ta biết rằng tốc độ phát triển của AI là vô cùng kinh ngạc, và có rất nhiều ý kiến về công cụ mạnh mẽ này, công cụ này có trí thông minh thiên vị về mặt xã hội và văn hóa của chúng ta đan xen vào đó.
Có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể nếu cả nhà phát triển và người tiêu dùng tiếp cận sự phát triển của AI với thái độ của mỗi một vị Bồ tát đều có hình tướng và hạnh nguyện riêng, nhưng các Ngài có chung một điều là đều có lòng thương chúng sinh vô cùng vô tận và làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, với một trạng thái tâm bất động hoặc chuyên chú thiện pháp (Apramāda), đang ở trong trạng thái có suy nghĩ cân nhắc tính tư lợi theo chủ nghĩa tư bản và cảnh lạ của chủ nghĩa khoái lạc. Chúng ta cũng phải trở nên sáng suốt và có trách nhiệm hơn về thông tin được truyền tải như thế nào và bằng cách nào, và với tư cách là người tiêu dùng thông tin, có nhận thức để nhận ra rằng có những nỗ lực nhằm xoay chuyển chúng ta, thao túng chúng ta, làm suy yếu chúng ta và đánh cắp đức tin và sự tự tin cơ bản của chúng ta.
Theo tình hình hiện tại, khả năng khắc phục sự tác hại của AI chủ yếu dành cho những người có đặc quyền hơn trong số chúng ta. Theo quan điểm của Phật giáo tham gia xã hội, đặc quyền mang lại trách nhiệm, trách nhiệm nâng đỡ những người được gọi là ít đặc quyền hơn, nhưng quan trọng hơn là phá bỏ những truyền thống và những giới hạn thông thường trao cho đặc quyền.
Cuối cùng, AI có khẳng định hay phủ nhận cuộc sống hoặc không phụ thuộc vào tất cả chúng ta. Theo sự diễn giải của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng ta, với tư cách là nhà phát triển AI và người tiêu dùng AI, nên sử dụng các công nghệ phần mềm của hoạt động tự điều chỉnh và phát triển các cộng đồng lành mạnh, minh bạch như những công cụ lành mạnh để chúng ta thử nghiệm với sự thật. Cả hai vế của phương trình này đều cần hiện thực hóa một trạng thái tâm bất động hoặc chuyên chú thiện pháp (Apramāda) - trong cách chúng ta triển khai và sử dụng các công nghệ mới nổi này.
Nếu chúng ta ở trong một tổ chức đang phát triển AI, chúng ta có thể mang “lực ma sát tĩnh” (lực cản khiến vật đứng yên) đến các tổ chức này để phi tập trung hóa và phi thực dân hóa sự gắn kết của AI trong thế giới quan tư bản chủ nghĩa lấy châu Âu làm trung tâm.
Chúng ta cũng có thể ủng hộ, với sự đồng thuận của người bản địa, để các hệ thống kiến thức đa dạng trở thành một phần cơ bản của bối cảnh AI, theo công trình của ông Sabelo Mhlambi, người sáng lập Bantucracy và công trình của ông tập trung vào AI phi thực dân và việc sử dụng Triết học bản địa châu Phi trong việc định hình Chính sách AI có đạo đức và sản xuất AI có đạo đức ở Châu Phi cận Sahara.
Chúng ta có thể hợp pháp kêu gọi sự phi hàng hóa hóa chính bản sắc của mình. Chúng ta có thể cam kết hơn nữa để phá vỡ các hệ thống nuôi dưỡng bạo lực có cấu trúc được phản ánh trong các hệ thống AI. Nói cách khác: Chúng ta có thể khiến cho an toàn trong tình trạng bất ổn, và chúng ta nên làm như vậy; chúng ta không nên chờ đợi. Cuối cùng, chúng ta có thể phát triển một quang cảnh AI không chỉ có vẻ hợp lý mà còn thực sự có mối quan hệ và được tái tạo nhân bản, nơi mà phẩm giá, quyền con người và quyền của thiên nhiên được coi trọng.
Chúng ta phải trung thực tuyệt đối khi bắt đầu hành trình sâu sắc này để phát triển các dạng trí thông minh mới. Thay vì để lại sự lãng phí lòng tin bị rạn nứt cho sau này, hãy giải quyết ngay bây giờ. Facebook, một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, là nơi kết nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới, đã hành động như một công ty thuốc lá lớn trong những năm hình thành của mình, cố tình gieo rắc sự ngờ vực xã hội và chấn thương tâm lý ở những người trẻ tuổi, trong khi vẫn phủ nhận điều đó. Chúng ta không thể để bản thân hoặc bạn bè của mình hành động thiếu thiện chí như vậy vào thời điểm này.
Chúng ta nên đảm bảo rằng những loài động vật có vú có bộ não lớn đang thúc đẩy sự phát triển của AI hình thành mối quan hệ hợp tác và đạo đức giống như Hội đồng Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) để đảm bảo rằng AI là một yếu tố đóng góp tích cực cho một tương lai lành mạnh và khả thi. Và quan trọng nhất, tất cả chúng ta phải nỗ lực sống theo các giá trị và lời thề nguyện liên quan đến việc chấm dứt tác hại thông qua công nghệ.
Tác giả: Tiến sĩ Roshi Joan Halifax
Việt dịch: Thích Vân Phong
Chú thích về tác giả: Nữ tiến sĩ Roshi Joan Halifax, giảng sư Phật học, Người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Thiền Upaya, một trung tâm thực hành Thiền tại nhà tọa lạc tại Santa Fe, New Mexico, một nhà hoạt động xã hội, tác giả và trong những năm đầu của bà là một nhà nhân chủng học tại Đại học Columbia (1964-68) và Khoa Y của Đại học Miami (1970-1972).
Nữ tiến sĩ Roshi Joan Halifax, người tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc cuối đời, những hoạt động chăm sóc diễn ra trong giai đoạn cận tử được cung cấp bởi các chuyên gia y tế và tình nguyện viên bao gồm hỗ trợ y tế, tâm lý và tâm linh. Bà đã giảng dạy về chủ đề cái chết và quá trình hấp hối tại nhiều học viện và trung tâm y tế trên khắp thế giới.
Bà đã nhận được Học bổng của Quỹ Khoa học Quốc gia về Nhân chủng học Thị giác, là Nghiên cứu viên Danh dự về Y học Dân tộc thực vật học tại Đại học Harvard, là Học giả thăm quan xuất sắc tại Thư viện Quốc hội, nhận được huy chương tiên phong cho lãnh đạo xuất sắc trong Chăm sóc sức khỏe của HealthCare Chaplaincy, Giải thưởng Sandy MacKinnon từ Covenant Health tại Canada, huy chương tiên phong cho lãnh đạo xuất sắc trong Chăm sóc sức khỏe, nhận bằng Tiến sĩ Khoa học danh dự từ Royal College of Surgeons, trường y khoa lớn nhất Ireland, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới về y học và khoa học y tế. Bà đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu khác từ các tổ chức trên khắp thế giới cho công tác hoạt động xã hội, môi trường và trong lĩnh vực chăm sóc cuối đời.
Từ năm 1972-1975, bà làm việc với bác sĩ tâm thần Stanislav Grof tại Trung tâm nghiên cứu tâm thần Maryland với những bệnh nhân ung thư sắp chết.
Bà tiếp tục làm việc với những người sắp chết và gia đình họ, dạy cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người chăm sóc gia đình về các khía cạnh tâm lý, xã hội, đạo đức và tinh thần của việc chăm sóc người sắp chết.
Bà là Giám đốc Dự án Sống với cái chết và là người sáng lập Dự án Nhà tù Upaya, nơi phát triển các chương trình thiền cho tù nhân. Bà cũng là người sáng lập Phòng khám Nomads ở Nepal.
Nguồn: Tricycle: The Buddhist Review