Phát hiện bằng chứng Sao Hỏa tấn công Trái Đất, chuyên gia nói gì?

Một nhóm các nhà khoa học đã thu thập hàng loạt 'thiên thạch Sao Hỏa' và phát hiện một mô hình tác động kỳ lạ. Họ suy đoán hành tinh đỏ có thể là hành tinh tấn công Trái Đất nhiều nhất.

Nhóm các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu môi trường Các trường đại học Scotland (SUERC), Đại học Glasgow, Đại học Edinburgh, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh), Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và Trường Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã thu thập hàng loạt "thiên thạch Sao Hỏa".

Nhóm các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu môi trường Các trường đại học Scotland (SUERC), Đại học Glasgow, Đại học Edinburgh, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh), Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và Trường Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã thu thập hàng loạt "thiên thạch Sao Hỏa".

Theo nhóm nghiên cứu, thiên thạch Sao Hỏa không phải là loại hiếm trên Trái Đất. Điều này xuất phát từ việc hành tinh đỏ thường xuyên tấn công Trái Đất và để lại các mảnh vỡ lớn nhỏ.

Theo nhóm nghiên cứu, thiên thạch Sao Hỏa không phải là loại hiếm trên Trái Đất. Điều này xuất phát từ việc hành tinh đỏ thường xuyên tấn công Trái Đất và để lại các mảnh vỡ lớn nhỏ.

Sự việc này bắt nguồn từ sự "xui xẻo" của Sao Hỏa khi hành tinh đỏ cũng bị bắn phá thường xuyên. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Sao Hỏa hứng chịu ít nhất 200 vụ tấn công lớn mỗi năm. Không chỉ tác động đến Sao Hỏa, nhiều mảnh vỡ trong các vụ tấn công đó bắn vào không gian. Trái Đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng nên cũng chịu tác động không nhỏ.

Sự việc này bắt nguồn từ sự "xui xẻo" của Sao Hỏa khi hành tinh đỏ cũng bị bắn phá thường xuyên. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Sao Hỏa hứng chịu ít nhất 200 vụ tấn công lớn mỗi năm. Không chỉ tác động đến Sao Hỏa, nhiều mảnh vỡ trong các vụ tấn công đó bắn vào không gian. Trái Đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng nên cũng chịu tác động không nhỏ.

Điểm bất thường mà nhóm nghiên cứu tìm ra là hầu hết thiên thạch Sao Hỏa đều là đá "trẻ", có niên đại chỉ vài trăm triệu năm tuổi.

Điểm bất thường mà nhóm nghiên cứu tìm ra là hầu hết thiên thạch Sao Hỏa đều là đá "trẻ", có niên đại chỉ vài trăm triệu năm tuổi.

Điều này đã khiến nhóm nghiên cứu ban đầu cho rằng, việc đo lường độ tuổi thiên thạch hầu hết đều cho kết quả sai. Bởi lẽ, các mô hình tiến hóa hành tinh gần như chắc chắn cho thấy bề mặt hành tinh đỏ đã ngưng bị xáo trộn từ hàng tỉ năm trước. Nói cách khác, Sao Hỏa được cho là một hành tinh "chết".

Điều này đã khiến nhóm nghiên cứu ban đầu cho rằng, việc đo lường độ tuổi thiên thạch hầu hết đều cho kết quả sai. Bởi lẽ, các mô hình tiến hóa hành tinh gần như chắc chắn cho thấy bề mặt hành tinh đỏ đã ngưng bị xáo trộn từ hàng tỉ năm trước. Nói cách khác, Sao Hỏa được cho là một hành tinh "chết".

Với phát hiện mới này, các chuyên gia có thêm thông tin về các thiên thạch cũng như cách chúng tấn công Trái Đất và quá trình địa chất bên trong Sao Hỏa.

Với phát hiện mới này, các chuyên gia có thêm thông tin về các thiên thạch cũng như cách chúng tấn công Trái Đất và quá trình địa chất bên trong Sao Hỏa.

"Chúng đã bị thổi bay khỏi hành tinh đỏ bởi các vụ va chạm lớn. Có hàng chục ngàn miệng hố va chạm trên Sao Hỏa", nhà nghiên cứu núi lửa Ben Cohen thuộc Đại học Glasgow và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

"Chúng đã bị thổi bay khỏi hành tinh đỏ bởi các vụ va chạm lớn. Có hàng chục ngàn miệng hố va chạm trên Sao Hỏa", nhà nghiên cứu núi lửa Ben Cohen thuộc Đại học Glasgow và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Trong 360 mẫu thiên thạch Sao Hỏa được nghiên cứu, các nhà khoa học xác định 302 mẫu là shergottite. Đây là loại đá Sao Hỏa giàu kim loại được rèn dưới sức nóng của hoạt động núi lửa. Chúng có niên đại khoảng 160 - 540 triệu năm tuổi.

Trong 360 mẫu thiên thạch Sao Hỏa được nghiên cứu, các nhà khoa học xác định 302 mẫu là shergottite. Đây là loại đá Sao Hỏa giàu kim loại được rèn dưới sức nóng của hoạt động núi lửa. Chúng có niên đại khoảng 160 - 540 triệu năm tuổi.

Do bề mặt của Sao Hỏa khá "già" nên các chuyên gia suy đoán khả năng cao nhất là các vụ va chạm quá mạnh đã nổ tung lớp bề mặt khá sâu khiến lớp đá ít tuổi hơn ở bên dưới bị bắn lên không gian rồi rơi xuống Trái Đất.

Do bề mặt của Sao Hỏa khá "già" nên các chuyên gia suy đoán khả năng cao nhất là các vụ va chạm quá mạnh đã nổ tung lớp bề mặt khá sâu khiến lớp đá ít tuổi hơn ở bên dưới bị bắn lên không gian rồi rơi xuống Trái Đất.

Nếu thông tin này được xác thực thì sẽ là bằng chứng cho thấy phía dưới sao Hỏa vẫn có hoạt động địa chất dưới dạng núi lửa, cơn động đất nhỏ... Theo đó, việc tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ có thêm hy vọng.

Nếu thông tin này được xác thực thì sẽ là bằng chứng cho thấy phía dưới sao Hỏa vẫn có hoạt động địa chất dưới dạng núi lửa, cơn động đất nhỏ... Theo đó, việc tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ có thêm hy vọng.

Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.

Tâm Anh (theo Sciencealert)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-bang-chung-sao-hoa-tan-cong-trai-dat-chuyen-gia-noi-gi-1919264.html