Phát hiện chữ viết hiếm có thời trung cổ được chạm khắc trên đá

Các nhà khảo cổ học và các tình nguyện viên đã phát hiện ra một phiến đá có dòng chữ bí ẩn và hình khắc những con chim mà người Picts of Scotland đã chế tác cách đây hơn một thiên niên kỷ.

Cận cảnh chữ được khắc trên đá

Cận cảnh chữ được khắc trên đá

Những người Picts, hay "Những người được vẽ", được các sử gia La Mã đặt tên như vậy vì màu sơn và hình xăm được cho là thời chiến của họ ("picti," là từ tiếng Latinh có nghĩa là "sơn"). Họ sống ở miền bắc và miền đông Scotland vào đầu thời kỳ trung cổ. Có thể là hậu duệ của các bộ tộc Celtic, người Pict nổi tiếng vì đã chống lại thành công cuộc chinh phục của người La Mã. Trong khi người La Mã cho rằng, người Pict là người man rợ và lạc hậu, họ chủ yếu là những nông dân tự cung tự cấp, trồng ngũ cốc và chăn gia súc thuần hóa.

Sau khi Đế chế La Mã rút khỏi Quần đảo Anh vào thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, xã hội Pictish đã phát triển để hình thành một chế độ quân chủ vĩnh viễn nhưng không ổn định với ý định bảo vệ biên giới lãnh thổ của mình. Những người truyền giáo ban đầu từ Ireland đã cải đạo nhiều vị vua của Pictland sang Cơ đốc giáo vào giữa thế kỷ thứ sáu sau Công nguyên. Sau đó, trong trận Dun Nechtain vào năm 685 sau Công nguyên, người Picts đã đẩy người Anh ra khỏi Scotland và tạo ra một đế chế nhỏ tồn tại cho đến khoảng năm 900 sau Công nguyên và sự xuất hiện của người Viking .

Tuy nhiên, phiến đá chữ thập mới được phát hiện, được tìm thấy ở nghĩa trang Old Kilmadock gần Doune, Scotland, một khu vực có lịch sử là vùng đệm giữa người Pict và người La Mã, và sau đó là người Anh, đã cho một cách nhìn khác về sự hiện diện của người Pict.

Nhà khảo cổ Murray Cook thuộc Hội đồng Stirling cho biết: “Phiến đá chữ thập là vật đầu tiên tìm thấy ở khu vực này, và có thể có nghĩa là cư dân bắt đầu nghĩ mình là người Pict".

Đá chạm khắc từ đầu thời trung cổ ở Scotland tương đối phổ biến, nhưng loại đá mới được phát hiện từ nghĩa trang Old Kilmadock có ba đặc điểm hấp dẫn: đỉnh tròn, trang trí hình động vật và một dòng chữ được viết bằng bảng chữ cái thời Trung cổ được gọi là ogham.

Kelly Kilpatrick, một nhà sử học và Celtic học tại Đại học Glasgow, cho biết, các phiến đá chéo có thể là điểm đánh dấu quan trọng và được sử dụng để truyền đạt thông điệp Cơ đốc giáo.

Một dòng chữ ogham chạy xung quanh mặt của phiến đá đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc. Ogham được sử dụng để viết một phiên bản ban đầu của ngôn ngữ Ailen, và nó được hình thành bằng cách tạo các nét song song và gạch chéo dọc theo một đường chính giữa. Khoảng 400 trong số những bản khắc này đã tồn tại cho đến ngày nay, chủ yếu ở Ireland, nhưng bản khắc từ Old Kilmadock là bản khắc đầu tiên được tìm thấy ở miền trung Scotland.

Ba viên đá được khắc thêm đã được tìm thấy trong hai bảng chữ cái khác nhau. Điều này có nghĩa là họ là một cộng đồng tôn giáo biết chữ và thông minh ở đó có lẽ là một tu viện.

Hà Thu

Theo Live Science

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/phat-hien-chu-viet-hiem-co-thoi-trung-co-duoc-cham-khac-tren-da-post1483039.tpo