Brommetan hay methyl bromide (CH3Br), tồn tại song song với sinh vật Trái Đất. CH3Br vốn được tạo ra bởi quá trình methyl hóa, khi cơ thể sinh vật sống một nguyên tử carbon và ba nguyên tử hydro vào một nguyên tố hóa học không mong muốn, trong trường hợp này là brom, để chúng trôi ra ngoài bầu khí quyển một cách an toàn.
Vì vậy nếu Brommetan hay bất kỳ hợp chất methyl hóa nào được xác định trong quang phổ của các ngoại hành tinh, đó có thể là nơi sự sống ẩn nấp.
Nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Michaela Leung từ Trường Đại học California ở Riverside - Mỹ, nhóm "Trái đất thay thế" của NASA và Phòng thí nghiệm hành tinh ảo NExSS khẳng định CH3Br sẽ không chỉ đại diện cho vi sinh vật mà còn là dấu hiệu mới chỉ ra nơi ẩn nấp của sự sống ngoài hành tinh bậc cao.
Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Leung: "Quái trình methyl hóa rất phổ biến trên Trái đất, vì vậy chúng tôi mong đợi sự sống ở bất kỳ nơi nào khác có thể thực hiện nó. Hầu hết các tế bào đều có cơ chế tống xuất các chất độc hại".
Theo Sciencealert, khí metyl bromua từ lâu đã gắn liền với sự sống trên Trái Đất. Khí này tồn tại một cách hoàn toàn tự nhiên, xuất phát từ quá trình tự bảo vệ của thực vật, hay methyl hóa.
Trong phản ứng này, thực vật loại bỏ các chất gây ô nhiễm lạ, chẳng hạn như bromide, bằng cách gắn vào nó một loạt nguyên tử cacbon và hydro. Từ đó, metyl bromua thoát ra ngoài không khí.
Nghiên cứu mới cho thấy khí này chỉ có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian ngắn trên bầu khí quyển của các hành tinh. Do đó, nếu như chúng ta phát hiện thấy khí này, rất có khả năng hành tinh ở gần đó vẫn đang diễn ra quá trình tạo ra phản ứng. Hay nói cách khác, sự sống có thể đang tồn tại ở nơi đó.
Với công nghệ hiện nay, các nhà khoa học có thể dễ dàng phát hiện khí metyl bromua từ rất xa.
Tuy nhiên, có một khó khăn đó là chất metyl clorua cũng dễ bị nhầm lẫn với metyl bromua, do chúng cùng nằm trong một bước sóng quang phổ
Bên cạnh đó, tia cực tím (UV) từ Mặt Trời cũng là một nhân tố khiến phương pháp này trở nên khó khăn, khi nó khiến các phân tử nước trong khí quyển phân tách thành các hợp chất loại bỏ methyl bromide. Đây là lý do methyl bromide không thể tồn tại lâu trong bầu khí quyển của Trái Đất.
Dẫu vậy, các nhà khoa học đánh giá phương pháp này rất khả thi, đặc biệt là khi nó không bị phụ thuộc vào một sự kiện địa chất đã xảy ra hàng chục, thậm chí hàng trăm năm trước.
Họ tin rằng nếu có thêm thời gian, phương pháp sẽ chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài không gian.
Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Thiên Trang (th)