Phát hiện giếng cổ 9 cạnh, ốp toàn gỗ quý, 2.000 năm tuổi tại Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc mới phát hiện một chiếc giếng cổ 9 cạnh.
Chiếc giếng cổ được khai quật ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Sự việc được công bố vào hôm 30/3 vừa qua. Các nhà khảo cổ học cho hay, họ đã phát hiện một giếng cổ 9 cạnh có cấu trúc bằng gỗ với niên đại hơn 2.000 năm ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc.
Một số mẫu vật bằng kim loại cũng được phát hiện trong giếng.
Theo Viện khảo cổ học và di tích văn hóa tỉnh Sơn Tây, giếng cổ nói trên nằm cách di tích thành phố cổ ở thành phố Dương Tuyền ngày nay, khoảng 570 m.
Đây là kiểu giếng lần đầu tiên được tìm thấy trong quá trình cải tạo khu ổ chuột vào tháng 11 năm 2019.
Các nhà khảo cổ cho biết giếng cổ sâu 9 m và rộng 4,5 m ở miệng. Phân tích niên đại của đồ gỗ cho thấy giếng được xây dựng và sử dụng từ cuối thời Chiến quốc (475-221 trước Công nguyên) đến đầu thời Tây Hán (năm 202 trước Công nguyên- năm 25 sau Công nguyên).
Cấu trúc của vành trên của giếng.
Một số lượng lớn các phiến gỗ và mảnh vỡ cũng được tìm thấy trong giếng, dẫn đến suy đoán rằng vào thời điểm đó có lan can và một gian đình phía trên giếng.
Đây là những khúc gỗ quý có khả năng chịu mối mọt và ẩm thấp, nhiều khả năng là một loại gỗ thuộc họ Hoàng Đàn,.
Zheng Haiwei, Phó giám đốc trung tâm quản lý di sản thành phố Dương Tuyền, cho biết:
"Cấu trúc 9 cạnh khá đặc biệt và công nghệ xây dựng rất tinh tế. Khám phá của nó có ý nghĩa to lớn đối với công nghệ xây của giếng cổ và nghiên cứu các cấu trúc bằng gỗ thời kỳ đầu".