Phát hiện hóa thạch mẹ con thằn lằn 300 triệu năm tuổi
Trong khi có khá ít thông tin về cách thức làm cha mẹ của các sinh vật cổ sinh, các nhà khoa học đã phát hiện một hóa thạch 300 triệu năm có thể là bằng chứng sớm nhất về tình mẫu tử của sinh vật cổ đại.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Carleton ở Ontario, Canada, đã phát hiện ra bộ xương một phần của một sinh vật giống thằn lằn quấn đuôi quanh bộ xương của một sinh vật nhỏ hơn cùng loài.
Dựa trên vị trí của hai con và sự khác biệt về kích thước của chúng, sinh vật này có thể là cha mẹ che chắn cho con non của nó - một hành vi phổ biến ở động vật có vú ngày nay.
Hóa thạch từ các thời kỳ sau đã cho thấy động vật ở những vị trí tương tự, nhưng đây có thể là ví dụ lâu đời nhất về sự chăm sóc của cha mẹ, theo kết quả được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.
Hóa thạch cho thấy rằng thằn lằn cổ đại đã hành động chăm sóc, bảo vệ con cái như bản năng để cải thiện cơ hội sống của con non.
Một nghệ sĩ vẽ con thằn lằn 300 triệu năm tuổi và con cái của nó cho thấy cha mẹ chăm sóc con non theo những cách quen thuộc.
Cả hai được bảo quản trong một gốc cây hóa thạch trên một hòn đảo ngoài khơi Nova Scotia, Canada. Vị trí của chúng chỉ ra rằng bố mẹ thằn lằn chăm sóc con cái của nó rất lâu sau khi nó được sinh ra và che giấu nó trong những khoảnh khắc trước khi chúng chết - hai đặc điểm chăm sóc của cha mẹ ở động vật có vú.
Thằn lằn là loài bò sát, không phải động vật có vú. Nhưng sinh vật này hầu như không giống với thằn lằn ngày nay - đó là Varanopid, một họ động vật giống thằn lằn hiện đã tuyệt chủng.