Phát hiện loài cá tưởng đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước cùng khủng long
Một nhóm săn cá mập tại Nam Phi đã tình cờ phát hiện cá thể thuộc loài cá mà các nhà khoa học cho rằng đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước.
Tờ Newsweek (Mỹ) cho biết “loài cá hóa thạch 4 chân” có tên cá vây tay đã được phát hiện tại Tây Ấn Độ Dương ngoài khơi Madagascar.
Các thợ săn cá mập đã dùng lưới rê để bắt con mồi. Tuy nhiên, họ không thể ngờ rằng một con cá vây tay đã mắc lưới ở độ sau 100-150m.
Cá vây tay tồn tại trên Trái Đất từ cách đây 420 triệu năm và được cho là tuyệt chủng. Nhưng đến năm 1938, một con cá vây tay được phát hiện ngoài khơi Nam Phi. Các nhà khoa học khi đó đã rất sốc khi phát hiện cá thể thuộc giống cá vây tay châu Phi vẫn còn tồn tại, có 8 vây và hoa văn đặc biệt trên vảy cùng cơ thể khá lớn.
Cá vây tay là loài ăn thịt, có thể đạt tuổi thọ 60 năm, dài gần 2m và nặng khoảng 90kg. Theo National Geographic, loài cá này được cho đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước cùng với loài khủng long. Cá vây tay có thể sống ở độ sâu 700 m dưới đáy biển.
Cá vây tay không phải loài vật duy nhất được cho tuyệt chủng nhưng vẫn tồn tại. Vào tháng 4 vừa qua, một loài rắn biển cực độc đã được phát hiện tại Australia sau 23 năm “bốc hơi”.