Phát hiện loạn sản khớp háng tiến triển (DDH) ở trẻ sơ sinh đến sáu tháng tuổi

Loạn sản phát triển khớp háng là một vấn đề xảy ra trong quá trình hình thành khớp háng của trẻ. Đôi khi, tình trạng này bắt đầu trước khi trẻ được sinh ra hay xảy ra sau khi sinh, thậm chí lúc trẻ lớn lên.

Nếu được điều trị loạn sản khớp háng sớm ngay từ khi còn sơ sinh, hầu hết các trẻ bị DDH đều có cơ hội phát triển chức năng vận động như những trẻ khỏe mạnh thông thường.

Nếu được điều trị loạn sản khớp háng sớm ngay từ khi còn sơ sinh, hầu hết các trẻ bị DDH đều có cơ hội phát triển chức năng vận động như những trẻ khỏe mạnh thông thường.

Loạn sản khớp háng tiến triển (DDH) có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai khớp háng hai bên. Nếu không được phát hiện và không điều trị, chân của bệnh nhân sẽ bị tổn thương sẽ trở nên ngắn hơn, và khớp háng có thể trở nên đau. Động tác dạng khớp háng thường khó khăn do co thắt cơ khép.

Còn nếu được điều trị loạn sản khớp háng sớm ngay từ khi còn sơ sinh, hầu hết các trẻ bị DDH đều có cơ hội phát triển chức năng vận động như những trẻ khỏe mạnh thông thường.

Nhiều bằng chứng y học mạnh mẽ cho thấy nên thực hiện khám bằng siêu âm hình ảnh trước 6 tháng tuổi ở trẻ sơ sinh có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau: sinh ngôi mông, tiền sử bệnh gia đình hoặc tiền sử lâm sàng không ổn định. Cụ thể, nếu hiện diện các yếu tố nguy cơ gia đình và/hoặc sinh ngôi mông thì nên thực hiện sàng lọc siêu âm chọn lọc trong khoảng từ 2-6 tuần tuổi đối với những trẻ sơ sinh có biểu hiện lâm sàng bình thường hoặc chụp X-quang AP ở 4 tháng tuổi trở lên.

Việc sàng lọc nguy cơ DDH bằng phương pháp siêu âm ở trẻ sơ sinh có tiền sử không ổn định lâm sàng và/hoặc các yếu tố nguy cơ như sinh ngôi mông, tiền sử bệnh gia đình được ghi nhận có vai trò quan trọng việc ngăn ngừa trật khớp muộn và cần phẫu thuật.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Thể thao, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết: "Việc thăm khám bằng siêu âm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy trực tiếp được tổ hợp sụn tại khớp háng để chẩn đoán tình trạng DDH chuẩn xác hơn, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp".

Bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà khẳng định DDH ở trẻ em có thể được phát hiện và chẩn đoán sớm để việc điều trị không trở nên khó khăn và trẻ có tiên lượng tốt hơn. "Siêu âm là phương tiện chẩn đoán có giá trị để tầm soát và chẩn đoán DDH" - bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà nói.

Các chuyên gia y tế cho biết điều trị DDH phụ thuộc vào tuổi của trẻ tại thời điểm chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của tình trạng khớp háng bất thường. Mục tiêu điều trị là đưa chỏm xương đùi vào lại ổ khớp háng để khớp háng phát triển bình thường. Chẩn đoán càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả. Nếu DDH được chẩn đoán ngay sau khi sinh, bác sĩ có thể đặt các khớp háng trở lại vị trí bình thường bằng tay một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, có thể điều trị DDH bằng cách sử dụng nẹp - 'Pavlik Harness'. Dụng cụ này giữ cho hông và đầu gối ở đúng vị trí (tư thế chân ếch) - chân uốn cong và quay ra ngoài. Trẻ có thể phải đeo nẹp trong vài tháng cho đến khi khớp háng ổn định và các hốc hở phát triển bình thường. Nếu thanh nẹp không hoạt động, hoặc bất thường ở khớp khá nghiêm trọng, hoặc chẩn đoán DDH bị muộn ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ có thể cần phải phẫu thuật.

Mời độc giả xem thêm video dưới đây:

Hà Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-loan-san-khop-hang-tien-trien-ddh-o-tre-so-sinh-den-sau-thang-tuoi-169230203160411679.htm