Phát hiện mới: Có thể tồn tại lớp kim cương dày tới 18km trên sao Thủy

Mặc dù thông tin về lớp kim cương trên sao Thủy chưa được chính thức xác nhận nhưng phát hiện thú vị này cũng được giới khoa học đánh giá là một bước tiến mới trong lĩnh vực thiên văn học, đặc biệt là sao Thủy - hành tinh vốn có rất ít thông tin.

Kim cương được biết đến như một loại đá quý vô cùng giá trị và có số lượng không nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu dự đoán có lớp kim cương dày khoảng 18km đang ẩn giấu dưới bề mặt của sao Thủy. Đây là thông tin được phát hiện sau khi các nhà khoa học làm các thí nghiệm để tìm hiểu thêm về sao Thủy.

 Hình ảnh Sao Thủy được chụp từ tàu thăm dò MESSENGER.

Hình ảnh Sao Thủy được chụp từ tàu thăm dò MESSENGER.

 Máy ép áp suất dùng để mô phỏng môi trường hình thành nên sao Thủy.

Máy ép áp suất dùng để mô phỏng môi trường hình thành nên sao Thủy.

Ông Bernard Charlier, Trưởng khoa Địa chất tại Đại học Liege ở Bỉ, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết, họ đã mô phỏng lại quá trình hình thành nên lõi sao Thủy hàng tỷ năm về trước, bằng cách đưa hỗn hợp các nguyên tố silicon, titan, magie và nhôm vào bên trong một viên nang thai chì. Sau đó, viên nang tiếp tục được vào máy ép có áp suất lớn tương tự như không gian hình thành nên sao Thủy. Được biết, áp suất này lớn hơn gấp 70.000 lần so với áp suất trên Trái đất và có nhiệt độ lên tới 2.000 độ C.

Khi mẫu tan chảy, các nhà khoa học đã nhận thấy điều đặc biệt. Thành phần hóa học và khoáng chất của mẫu đã biến đổi dưới kính hiển vi. Than chì đã biến thành tinh thể kim cương. Tuy nhiên, theo ông Charlier, độ dày của lớp kim cương được ước tính từ 15 - 18km trên sao Thủy chỉ là ước tính. Nó có thể thay đổi vì quá trình hình thành kim cương vẫn đang diễn ra khi lõi của sao Thủy tiếp tục nguội đi.

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời và gần Mặt trời nhất. Theo dự đoán của các nhà khoa học, có thể những viên kim cương đã hình thành ngay sau khi sao Thủy hợp nhất. Được biết, hành tinh này được hợp nhất từ một đám mây bụi và khí xoáy trong điều kiện của môi trường áp suất và nhiệt độ cao từ cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Vào thời điểm này, sao Thủy được bao bọc bởi lớp vỏ than chì trôi nổi trên đại dương magma.

Theo ông Felipe González, Nhà Vật lý Lý thuyết của khoa Khoa học Trái đất và hành tinh, thuộc Đại học California, thành phố Berkeley, bang California, Mỹ chob biết, những phát hiện của nhóm nhà khoa học ông Bernard Charlier là hợp lý, nhưng vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào các giả định về thành phần bên trong của sao Thủy. Trên thực tế, bất kỳ lớp kim cương nào cũng nằm rất sâu trong bề mặt của hành tinh và chỉ là lớp mỏng. Vì thế, phát hiện này vẫn được hy vọng là một bước tiến mới trong lĩnh vực thiên văn học.

 Trên thực tế, các lớp kim cương trên bề mặt Trái đất rất mỏng và nằm ở độ sâu khoảng 500km, vì thế việc khai thác là rất khó.

Trên thực tế, các lớp kim cương trên bề mặt Trái đất rất mỏng và nằm ở độ sâu khoảng 500km, vì thế việc khai thác là rất khó.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/phat-hien-moi-co-the-ton-tai-lop-kim-cuong-day-toi-18km-tren-sao-thuy-91162.html