Phát hiện ngôi sao nhỏ đặc biệt

Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature mới đây, các nhà thiên văn học cho biết vừa phát hiện ra một ngôi sao lùn trắng nhỏ nhất và nặng nhất từ trước tới nay. Ngôi sao được đặt mã số, có kích thước với chiều ngang 4.300km, gần bằng kích thước của Mặt trăng, nhưng nặng gấp gần 1,4 lần so với Mặt trời.

Ngôi sao lùn trắng

Ngôi sao lùn trắng

Sao lùn trắng là tàn tích sụp đổ của các ngôi sao từng có khối lượng gấp 8 lần hoặc nhẹ hơn Mặt trời. Trong khi Mặt trời ở một mình trong không gian mà không có đối tác sao, nhiều ngôi sao quay quanh nhau theo từng cặp, già đi cùng nhau, và nếu cả hai đều nhỏ hơn 8 lần khối lượng Mặt trời thì cả hai sẽ tiến hóa thành sao lùn trắng. Khoảng 97% tất cả các ngôi sao trở thành sao lùn trắng.

Theo nhà vật lý thiên văn và đồng tác giả nghiên cứu Kevin Bridge của Đài quan sát Palomar tại Viện Công nghệ California (Mỹ), sao lùn trắng ZTF J1901+1458 mới được tìm thấy có lớp vỏ sắp chết của một ngôi sao giống như Mặt trời, chỉ cách Trái đất khoảng hơn 130 năm ánh sáng.

Với phát hiện mới nhất này, nhóm nghiên cứu tin rằng sao lùn trắng ban đầu là 2 ngôi sao đã quay quanh nhau hàng tỷ năm. Cả hai đều tiến hóa để trở thành sao lùn trắng, trước khi hợp nhất và tạo ra ngôi sao mới lớn đến kỳ lạ này.

Khám phá mới cung cấp một ví dụ về những gì có thể xảy ra sau giai đoạn này. Nếu những ngôi sao chết có khối lượng đủ lớn, chúng sẽ phát nổ. Nhưng nếu chúng ở dưới một ngưỡng khối lượng nhất định, chúng sẽ kết hợp với nhau thành một sao lùn trắng mới nặng hơn bất kỳ ngôi sao tiền thân nào.

KHÁNH HƯNG

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/phat-hien-ngoi-sao-nho-dac-biet-743331.html