Phát hiện 'nóng hổi' về đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

Trong những cuộc khai quật gần đây tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã có những phát hiện mới về đội quân đất nung. Họ cho biết đội quân này rất đa dạng và phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây.

Vào năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện trong tình trạng nguyên vẹn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Trong những năm tiếp theo, giới khảo cổ đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại lăng mộ này và có nhiều phát hiện quan trọng.

Vào năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện trong tình trạng nguyên vẹn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Trong những năm tiếp theo, giới khảo cổ đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại lăng mộ này và có nhiều phát hiện quan trọng.

Trong số này, phát hiện đáng chú ý nhất là việc các nhà khảo cổ tìm thấy đội quân đất nung tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Khoảng 8.000 bức tượng với kích thước tương đương người thật đã được tìm thấy tại đây.

Trong số này, phát hiện đáng chú ý nhất là việc các nhà khảo cổ tìm thấy đội quân đất nung tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Khoảng 8.000 bức tượng với kích thước tương đương người thật đã được tìm thấy tại đây.

Theo các chuyên gia, các bức tượng binh sĩ trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều là duy nhất bởi cử chỉ, nét mặt, màu sắc không có sự trùng lặp. Việc phát hiện đội quân đất nung trên đã góp phần giúp các chuyên gia giải mã nhiều bí ẩn về công nghệ, quân sự, nghệ thuật và văn hóa của nhà Tần.

Theo các chuyên gia, các bức tượng binh sĩ trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều là duy nhất bởi cử chỉ, nét mặt, màu sắc không có sự trùng lặp. Việc phát hiện đội quân đất nung trên đã góp phần giúp các chuyên gia giải mã nhiều bí ẩn về công nghệ, quân sự, nghệ thuật và văn hóa của nhà Tần.

Các chuyên gia sắp xếp số tượng trên ở trong 3 hầm thuộc bảo tàng trưng bày đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Trong đó, hầm số 1 có diện tích lớn nhất (khoảng 230 x 60m) là nơi trưng bày đơn vị bộ binh chính của quân đội. Hơn 6.000 tượng binh lính và ngựa bằng đất nung được đặt tại hầm này.

Các chuyên gia sắp xếp số tượng trên ở trong 3 hầm thuộc bảo tàng trưng bày đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Trong đó, hầm số 1 có diện tích lớn nhất (khoảng 230 x 60m) là nơi trưng bày đơn vị bộ binh chính của quân đội. Hơn 6.000 tượng binh lính và ngựa bằng đất nung được đặt tại hầm này.

Hầm số 3 được các chuyên gia khai quật xong vào cuối những năm 1980. Với diện tích nhỏ nhất (21 x 17m), căn hầm này là trung tâm chỉ huy của quân đội. Bởi lẽ 68 bức tượng ở căn hầm số 3 đều là sĩ quan cấp cao mang trên người trọng trách chỉ đạo các đơn vị trong quân đội.

Hầm số 3 được các chuyên gia khai quật xong vào cuối những năm 1980. Với diện tích nhỏ nhất (21 x 17m), căn hầm này là trung tâm chỉ huy của quân đội. Bởi lẽ 68 bức tượng ở căn hầm số 3 đều là sĩ quan cấp cao mang trên người trọng trách chỉ đạo các đơn vị trong quân đội.

Trong khi đó, hầm số 2 nằm có diện tích khoảng 96 x 84m nhưng chưa được khai quật hết. Dù vậy, những phát hiện ban đầu cho thấy nơi đây gồm những “lực lượng đặc biệt” của quân đội như: cung thủ, xe ngựa (hay còn gọi là chiến xa), lực lượng hỗn hợp và kỵ binh.

Trong khi đó, hầm số 2 nằm có diện tích khoảng 96 x 84m nhưng chưa được khai quật hết. Dù vậy, những phát hiện ban đầu cho thấy nơi đây gồm những “lực lượng đặc biệt” của quân đội như: cung thủ, xe ngựa (hay còn gọi là chiến xa), lực lượng hỗn hợp và kỵ binh.

Theo các chuyên gia, các bức tượng cung thủ chủ yếu ở 2 tư thế. Trong khi một số cung thủ đang cúi người như chuẩn bị bắn nỏ thì những người khác đứng bắn tên bằng một cây cung nặng hơn.

Theo các chuyên gia, các bức tượng cung thủ chủ yếu ở 2 tư thế. Trong khi một số cung thủ đang cúi người như chuẩn bị bắn nỏ thì những người khác đứng bắn tên bằng một cây cung nặng hơn.

Tại đội hình chiến xa, nhóm khảo cổ phát hiện mỗi chiến xa do 4 con ngựa kéo và 2 người lính đứng ở mỗi bên xe. Trên chiến trường thực tế, những người lính sẽ đứng trên xe ngựa trong tư thế xông trận.

Tại đội hình chiến xa, nhóm khảo cổ phát hiện mỗi chiến xa do 4 con ngựa kéo và 2 người lính đứng ở mỗi bên xe. Trên chiến trường thực tế, những người lính sẽ đứng trên xe ngựa trong tư thế xông trận.

Tuy nhiên, do hạn chế về chiều cao của các hố dưới lòng đất bên trong lăng mộ nên nhà Tần đã đặt những tượng binh sĩ sang hai bên của xe ngựa.

Tuy nhiên, do hạn chế về chiều cao của các hố dưới lòng đất bên trong lăng mộ nên nhà Tần đã đặt những tượng binh sĩ sang hai bên của xe ngựa.

Các chuyên gia tin rằng, nếu hoàn thành cuộc khai quật tại hầm số 2 và nghiên cứu kỹ hơn về từng pho tượng sẽ giúp các chuyên gia giải mã được nhiều bí ẩn về đội quân đất nung cũng như bí mật về cách tổ chức lực lượng, chiến thuật quân sự của nhà Tần.

Các chuyên gia tin rằng, nếu hoàn thành cuộc khai quật tại hầm số 2 và nghiên cứu kỹ hơn về từng pho tượng sẽ giúp các chuyên gia giải mã được nhiều bí ẩn về đội quân đất nung cũng như bí mật về cách tổ chức lực lượng, chiến thuật quân sự của nhà Tần.

Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-hien-nong-hoi-ve-doi-quan-dat-nung-trong-mo-tan-thuy-hoang-1880879.html