Phát hiện sinh vật nấp dưới đại dương, 'phá vỡ mọi quy tắc sự sống'

Sinh vật này có thể tồn tại trong môi trường tối đen hầu như không có oxy. Chúng vẫn thở bằng cách tự tạo ra oxy không hề thấy ở bất kỳ loài nào.

Các nhà khoa học đã phát hiện một loại sinh vật mới ẩn nấp sâu dưới đại dương được đặt tên là Nitrosopumilus maritimus, cùng một số họ hàng gọi chung là ammonia oxidizing archaea (AOA).

Các nhà khoa học đã phát hiện một loại sinh vật mới ẩn nấp sâu dưới đại dương được đặt tên là Nitrosopumilus maritimus, cùng một số họ hàng gọi chung là ammonia oxidizing archaea (AOA).

Điều đặc biệt là loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường tối đen của đáy đại dương và thiếu vắng oxy nhờ vào cách tự sản xuất oxy không hề thấy ở bất kỳ loài nào khác trên thế giới.

Điều đặc biệt là loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường tối đen của đáy đại dương và thiếu vắng oxy nhờ vào cách tự sản xuất oxy không hề thấy ở bất kỳ loài nào khác trên thế giới.

"Chúng thực sự có rất nhiều trong các đại dương, đóng vai trò quan trọng trong chu trình ni-tơ. Vì vậy chúng phải cần oxy, nhưng nơi chúng sống thì không có và cũng không có ánh sáng để sản xuất ra oxy nhờ quang hợp. Chúng có phải là một loại tế bào ma hay không?", Nhà vi sinh vật học Beate Kraft từ Đại học Nam Đan Mạch cho biết.

"Chúng thực sự có rất nhiều trong các đại dương, đóng vai trò quan trọng trong chu trình ni-tơ. Vì vậy chúng phải cần oxy, nhưng nơi chúng sống thì không có và cũng không có ánh sáng để sản xuất ra oxy nhờ quang hợp. Chúng có phải là một loại tế bào ma hay không?", Nhà vi sinh vật học Beate Kraft từ Đại học Nam Đan Mạch cho biết.

Để nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học đã thu thập đàn vi khuẩn bí ẩn từ mẫu nước đại dương sâu.

Để nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học đã thu thập đàn vi khuẩn bí ẩn từ mẫu nước đại dương sâu.

Sau khi quan sát, họ thấy các vi khuẩn bí ẩn này "hít thở" thoải mái hết lượng oxy có trong nước, để rồi chỉ một lúc sau vùng nước đó lại ngập oxy.

Sau khi quan sát, họ thấy các vi khuẩn bí ẩn này "hít thở" thoải mái hết lượng oxy có trong nước, để rồi chỉ một lúc sau vùng nước đó lại ngập oxy.

Lượng oxy bù đắp này có đặc điểm rất khác với oxy sinh ra do quang hợp mà chúng ta biết.

Lượng oxy bù đắp này có đặc điểm rất khác với oxy sinh ra do quang hợp mà chúng ta biết.

Tìm hiểu sâu hơn, họ phát hiện ra rằng chúng đang chuyển đổi amoniac (NH3) thành nitrit (NO2) bằng chính những điều kỳ bí ẩn bên trong cơ thể nhỏ bé của mình. Nghĩa là oxy từ cơ thể chúng sinh ra chứ không đến từ nguồn nào khác!

Tìm hiểu sâu hơn, họ phát hiện ra rằng chúng đang chuyển đổi amoniac (NH3) thành nitrit (NO2) bằng chính những điều kỳ bí ẩn bên trong cơ thể nhỏ bé của mình. Nghĩa là oxy từ cơ thể chúng sinh ra chứ không đến từ nguồn nào khác!

Cổ khuẩn hoặc Vi sinh vật cổ (danh pháp khoa học: Archaea) là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ. Chúng không có nhân tế bào hay bất cứ bào quan nào trong tế bào chất.

Cổ khuẩn hoặc Vi sinh vật cổ (danh pháp khoa học: Archaea) là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ. Chúng không có nhân tế bào hay bất cứ bào quan nào trong tế bào chất.

Trong quá khứ, chúng được xem như một nhóm vi khuẩn khác biệt và được gọi là vi khuẩn cổ (danh pháp khoa học: Archaebacteria), nhưng do có lịch sử tiến hóa độc lập và nhiều bất đồng về sinh hóa với các dạng khác của sự sống, chúng hiện được phân thành một vực (domain) riêng trong hệ thống ba vực.

Trong quá khứ, chúng được xem như một nhóm vi khuẩn khác biệt và được gọi là vi khuẩn cổ (danh pháp khoa học: Archaebacteria), nhưng do có lịch sử tiến hóa độc lập và nhiều bất đồng về sinh hóa với các dạng khác của sự sống, chúng hiện được phân thành một vực (domain) riêng trong hệ thống ba vực.

Vi khuẩn và vi khuẩn cổ khá tương đồng về hình dạng và kích thước, dù một vài vi khuẩn cổ có hình dạng bất thường, như tế bào dạng phẳng và vuông của Haloquadra walsbyi.

Vi khuẩn và vi khuẩn cổ khá tương đồng về hình dạng và kích thước, dù một vài vi khuẩn cổ có hình dạng bất thường, như tế bào dạng phẳng và vuông của Haloquadra walsbyi.

Mặc dù nhìn tương đồng với vi khuẩn, vi khuẩn cổ vẫn mang bộ gen và một số con đường trao đổi chất gần với sinh vật nhân chuẩn hơn: đặc biệt các enzyme liên quan tới quá trình phiên mã và dịch mã.

Mặc dù nhìn tương đồng với vi khuẩn, vi khuẩn cổ vẫn mang bộ gen và một số con đường trao đổi chất gần với sinh vật nhân chuẩn hơn: đặc biệt các enzyme liên quan tới quá trình phiên mã và dịch mã.

Các đặc tính sinh hóa khác của Archea là độc nhất vô nhị, như vai trò của các ether lipid trong màng tế bào của chúng. Vi khuẩn cổ khai thác các nguồn năng lượng đa dạng hơn nhiều so với sinh vật nhân chuẩn: từ các hợp chất hữu cơ quen thuộc như đường, tới sử dụng amonia, ion kim loại hay thậm chí cả khí hydro làm chất dinh dưỡng.

Các đặc tính sinh hóa khác của Archea là độc nhất vô nhị, như vai trò của các ether lipid trong màng tế bào của chúng. Vi khuẩn cổ khai thác các nguồn năng lượng đa dạng hơn nhiều so với sinh vật nhân chuẩn: từ các hợp chất hữu cơ quen thuộc như đường, tới sử dụng amonia, ion kim loại hay thậm chí cả khí hydro làm chất dinh dưỡng.

Mời các bạn xem video: Sinh vật lạ giống đỉa xâm lấn nhà dân tại Đồng Tháp. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-sinh-vat-nap-duoi-dai-duong-pha-vo-moi-quy-tac-su-song-1650050.html