Phát hiện sốc về loài bọ cánh cứng cổ nhất thế giới

Các nhà khoa học đã phát hiện bọ cánh cứng cổ nhất thế giới tại Ba Lan. Nó được bảo quản trong phân hóa thạch của loài khủng long ăn thịt 230 triệu năm trước.

Trong cuộc khai quật tại hố đất sét Krasiejów, gần Ozimek, phía tây nam Ba Lan, các nhà khoa học có phát hiện quan trọng về loài bọ cánh cứng cổ nhất thế giới.

Trong cuộc khai quật tại hố đất sét Krasiejów, gần Ozimek, phía tây nam Ba Lan, các nhà khoa học có phát hiện quan trọng về loài bọ cánh cứng cổ nhất thế giới.

Cụ thể, trong cuộc khai quật tại đó, các nhà khảo cổ tìm thấy phân hóa thạch của loài khủng long ăn thịt 230 triệu năm trước. Họ gọi phân hóa thạch của khủng long là "coprolite". Trong phân, các chuyên gia tìm thấy phần con lại của những con bọ cánh cứng nhỏ.

Cụ thể, trong cuộc khai quật tại đó, các nhà khảo cổ tìm thấy phân hóa thạch của loài khủng long ăn thịt 230 triệu năm trước. Họ gọi phân hóa thạch của khủng long là "coprolite". Trong phân, các chuyên gia tìm thấy phần con lại của những con bọ cánh cứng nhỏ.

Các nhà nghiên cứu nhận định những con bọ cánh cứng đó có chiều dài khoảng 1mm. Chúng bị tổ tiên khủng long có mỏ gọi là Silesaurus opolensis ăn thịt. Silesaurus opolensis là loài bò sát có chiều dài 2m, nặng 15 kg. Chúng đã sống ở khu vực ngay này là Ba Lan vào giữa kỷ Trias.

Các nhà nghiên cứu nhận định những con bọ cánh cứng đó có chiều dài khoảng 1mm. Chúng bị tổ tiên khủng long có mỏ gọi là Silesaurus opolensis ăn thịt. Silesaurus opolensis là loài bò sát có chiều dài 2m, nặng 15 kg. Chúng đã sống ở khu vực ngay này là Ba Lan vào giữa kỷ Trias.

Nhà côn trùng học Martin Fikáček cho hay hiện các chuyên gia chưa thể xác định loài côn trùng mới phát hiện thuộc loại nào và có hình dáng như thế nào.

Nhà côn trùng học Martin Fikáček cho hay hiện các chuyên gia chưa thể xác định loài côn trùng mới phát hiện thuộc loại nào và có hình dáng như thế nào.

Nguyên do là bởi các chuyên gia không tìm thấy con bọ cánh cứng nào nguyên vẹn. Thay vào đó, họ chỉ tìm được chân và râu của loài bọ cánh cứng nhỏ bé. Dù vậy, họ hoài nghi đó là loài bọ cánh cứng Triamyxa coprolithica.

Nguyên do là bởi các chuyên gia không tìm thấy con bọ cánh cứng nào nguyên vẹn. Thay vào đó, họ chỉ tìm được chân và râu của loài bọ cánh cứng nhỏ bé. Dù vậy, họ hoài nghi đó là loài bọ cánh cứng Triamyxa coprolithica.

Chia sẻ về phát hiện này, nhà cổ sinh vật học Martin Qvarnström cho biết ông vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy những phần còn lại của con bọ cánh cứng được bảo quản nguyên vẹn sau 230 triệu năm.

Chia sẻ về phát hiện này, nhà cổ sinh vật học Martin Qvarnström cho biết ông vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy những phần còn lại của con bọ cánh cứng được bảo quản nguyên vẹn sau 230 triệu năm.

Thông qua một số kiểm tra, phân tích những gì tìm được, các chuyên gia hy vọng sẽ sớm giải mã được những bí ẩn về loài bọ cánh cứng cổ nhất thế giới từng được phát hiện đến nay.

Thông qua một số kiểm tra, phân tích những gì tìm được, các chuyên gia hy vọng sẽ sớm giải mã được những bí ẩn về loài bọ cánh cứng cổ nhất thế giới từng được phát hiện đến nay.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bọ cánh cứng cổ xưa. Trước đó, vào tháng 2/2021, các chuyên gia tìm thấy 2 con bọ cánh cứng cỡ ngón tay cái được bảo quản trong một đầm lầy ở Anh. Thông qua các kiểm tra, các chuyên gia phát hiện đó là 2 con bọ cánh cứng sồi (thuộc chi Cerambyx) có niên đại 3.785 năm tuổi.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bọ cánh cứng cổ xưa. Trước đó, vào tháng 2/2021, các chuyên gia tìm thấy 2 con bọ cánh cứng cỡ ngón tay cái được bảo quản trong một đầm lầy ở Anh. Thông qua các kiểm tra, các chuyên gia phát hiện đó là 2 con bọ cánh cứng sồi (thuộc chi Cerambyx) có niên đại 3.785 năm tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng loài côn trùng này là bọ cánh cứng sồi - được đặt tên theo cặp râu dài cong của chúng, trông giống như sừng của loài ibex núi cao (Capra ibex). Do tác động của biến đổi khí hậu nên có thể loài bọ cánh cứng sồi tuyệt chủng ở Anh, nhưng không phải ở Nam và Trung Âu - nơi chúng sinh sống ngày nay.

Các nhà nghiên cứu cho rằng loài côn trùng này là bọ cánh cứng sồi - được đặt tên theo cặp râu dài cong của chúng, trông giống như sừng của loài ibex núi cao (Capra ibex). Do tác động của biến đổi khí hậu nên có thể loài bọ cánh cứng sồi tuyệt chủng ở Anh, nhưng không phải ở Nam và Trung Âu - nơi chúng sinh sống ngày nay.

Loài bọ cánh cứng sồi chỉ sống được từ 3 - 5 năm, đẻ trứng vào phần gỗ chết của những cây sống rất già cỗi, không có bóng râm. Những con trưởng thành có thể bay mặc dù kém. Max Barclay, người phụ trách các loài bọ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London, Anh cho biết, bọ cánh cứng sồi là loài bọ có liên quan đến khí hậu ấm hơn.

Loài bọ cánh cứng sồi chỉ sống được từ 3 - 5 năm, đẻ trứng vào phần gỗ chết của những cây sống rất già cỗi, không có bóng râm. Những con trưởng thành có thể bay mặc dù kém. Max Barclay, người phụ trách các loài bọ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London, Anh cho biết, bọ cánh cứng sồi là loài bọ có liên quan đến khí hậu ấm hơn.

Bọ cánh cứng sồi có thể đã tồn tại ở Anh cách đây 4.000 năm vì khí hậu ấm hơn. Khi khí hậu lạnh đi và môi trường sống bị phá hủy, chúng rơi vào bờ vực tuyệt chủng. Với sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu như hiện nay, bọ cánh cứng sồi có thể quay trở lại Anh trong thời gian sắp tới.

Bọ cánh cứng sồi có thể đã tồn tại ở Anh cách đây 4.000 năm vì khí hậu ấm hơn. Khi khí hậu lạnh đi và môi trường sống bị phá hủy, chúng rơi vào bờ vực tuyệt chủng. Với sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu như hiện nay, bọ cánh cứng sồi có thể quay trở lại Anh trong thời gian sắp tới.

Mời độc giả xem video: Lời cảnh báo - Kỳ 528: Côn trùng, ấu trùng - Đặc sản hay món ăn tử thần. Nguồn: THVL.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/phat-hien-soc-ve-loai-bo-canh-cung-co-nhat-the-gioi-1556961.html