Phát hiện sự thật ngỡ ngàng trên phiến đá Rosetta, chuyên gia sung sướng

Các nhà khảo cổ mới phát hiện một chiến trường được nhắc đến trong phiến đá Rosetta nổi tiếng Ai Cập. Chiến trường đó là nơi diễn ra trận chiến khốc liệt giữa Ai Cập với vương quốc Ptolemaic.

 Phiến đá Rosetta là một trong những phát hiện quan trọng nhất của Ai Cập. Là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, Rosetta được thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Cổ vật này giúp giải mã nhiều bí mật về lịch sử Ai Cập.

Phiến đá Rosetta là một trong những phát hiện quan trọng nhất của Ai Cập. Là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, Rosetta được thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Cổ vật này giúp giải mã nhiều bí mật về lịch sử Ai Cập.

Mới đây, các nhà khảo cổ thông báo tìm thấy tàn tích một chiến trường được nhắc đến trong phiến đá Rosetta. Chiến trường cổ xưa đó hiện nằm ở khu vực Tell el-Timai, Ai Cập.

Mới đây, các nhà khảo cổ thông báo tìm thấy tàn tích một chiến trường được nhắc đến trong phiến đá Rosetta. Chiến trường cổ xưa đó hiện nằm ở khu vực Tell el-Timai, Ai Cập.

Khu vực khảo cổ Tell el-Timai có một thành phố cổ đại tên Thmouis nằm ở đồng bằng sông Nile phía Bắc Ai Cập. Cuộc khai quật chiến trường cổ xưa này nằm trong khuôn khổ dự án Dự án Khảo cổ học Tell Timai.

Khu vực khảo cổ Tell el-Timai có một thành phố cổ đại tên Thmouis nằm ở đồng bằng sông Nile phía Bắc Ai Cập. Cuộc khai quật chiến trường cổ xưa này nằm trong khuôn khổ dự án Dự án Khảo cổ học Tell Timai.

Trong cuộc khai quật này, các chuyên gia phát hiện Thmouis từng là nơi xảy ra cuộc chiến giữa Ai Cập cổ đại với Vương quốc Ptolemaic kéo dài từ năm 207 trước Công nguyên - 184 trước Công nguyên.

Trong cuộc khai quật này, các chuyên gia phát hiện Thmouis từng là nơi xảy ra cuộc chiến giữa Ai Cập cổ đại với Vương quốc Ptolemaic kéo dài từ năm 207 trước Công nguyên - 184 trước Công nguyên.

Cuộc chiến trên không chỉ được nhắc đến trên phiến đá Rosetta nổi tiếng trong giới khảo cổ mà còn một số tài liệu cổ khác của Ai Cập.

Cuộc chiến trên không chỉ được nhắc đến trên phiến đá Rosetta nổi tiếng trong giới khảo cổ mà còn một số tài liệu cổ khác của Ai Cập.

Tại chiến trường cổ xưa này, các nhà khảo cổ khai quật được nhiều tòa nhà, công trình bị thiêu rụi, hư hại do chiến tranh, các vũ khí, tiền xu, tượng không đầu tạc nữ hoàng Ptolemaic Arsinoë II.... Cùng với đó, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều bộ hài cốt chưa được chôn cất nằm rải rác trong thành phố cổ xưa Thmouis.

Tại chiến trường cổ xưa này, các nhà khảo cổ khai quật được nhiều tòa nhà, công trình bị thiêu rụi, hư hại do chiến tranh, các vũ khí, tiền xu, tượng không đầu tạc nữ hoàng Ptolemaic Arsinoë II.... Cùng với đó, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều bộ hài cốt chưa được chôn cất nằm rải rác trong thành phố cổ xưa Thmouis.

Theo các chuyên gia, do tình hình chiến sự nên người Ai Cập thời cổ đại không thể chôn cất người quá cố theo đúng nghi thức truyền thống, bao gồm ướp xác.

Theo các chuyên gia, do tình hình chiến sự nên người Ai Cập thời cổ đại không thể chôn cất người quá cố theo đúng nghi thức truyền thống, bao gồm ướp xác.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, người chết có thể là những người Ai Cập hy sinh trong cuộc chiến chống lại cuộc tấn công của Vương quốc Ptolemaic.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, người chết có thể là những người Ai Cập hy sinh trong cuộc chiến chống lại cuộc tấn công của Vương quốc Ptolemaic.

Một quan điểm khác cho rằng, một số bộ hài cốt có thể thuộc về người Ptolemaic. Đến nay, các nhà nghiên cứu nỗ lực xác định thân phận của các bộ hài cốt nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về họ cũng như cuộc chiến khi ấy.

Một quan điểm khác cho rằng, một số bộ hài cốt có thể thuộc về người Ptolemaic. Đến nay, các nhà nghiên cứu nỗ lực xác định thân phận của các bộ hài cốt nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về họ cũng như cuộc chiến khi ấy.

Mời độc giả xem video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-su-that-ngo-ngang-tren-phien-da-rosetta-chuyen-gia-sung-suong-1805518.html