Phát hiện thiên hà chứa bong bóng khí chồng lên nhau đến từ thời kỳ đen tối của vũ trụ
Các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng Mayall tại Đài thiên văn quốc gia Kitt Peak đã xác định được một số bong bóng khí hydro chồng lên nhau bị ion hóa bởi các ngôi sao trong các thiên hà đầu tiên, chỉ sau 680 triệu năm sau Vụ nổ Big Bang.
Có một giai đoạn được biết đến như "thời kỳ đen tối vũ trụ" được hình thành trong Vụ nổ Big Bang có chứa các hạt cơ bản, chúng đã kết hợp để tạo thành hydro trung tính nhưng không có ngôi sao hay thiên hà nào làm sáng lên vũ trụ.
Thời kỳ này bắt đầu chưa đầy nửa triệu năm sau Vụ nổ Big Bang và kết thúc với sự hình thành của những ngôi sao đầu tiên. Trong khi giai đoạn này trong quá trình tiến hóa của vũ trụ của chúng ta được biểu thị bằng mô phỏng máy tính lượng tử là chủ yếu.
Giờ đây, các nhà thiên văn học sử dụng thiết bị chụp ảnh hồng ngoại NEWFIRM trên Kính viễn vọng Mayall 4 mét tại Đài quan sát quốc gia Kitt Peak thuộc Đài quan sát nghiên cứu thiên văn quang học hồng ngoại quốc gia đã báo cáo hình ảnh một nhóm thiên hà được gọi là EGS77.
James Rhoads tại Trung tâm hàng không vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland cho biết: "Vũ trụ trẻ chứa đầy các nguyên tử hydro, làm giảm ánh sáng cực tím đến mức chúng chặn tầm nhìn của chúng ta về các thiên hà ban đầu. EGS77 là nhóm thiên hà điển hình như vậy.
Phát hiện mới cho thấy, ánh sáng cực mạnh từ thiên hà EGS77 có thể làm ion hóa khí hydro xung quanh, tạo thành bong bóng cho phép ánh sáng sao đi lại tự do. Những bong bóng như thế này đã phát triển xung quanh tất cả các vùng thiên hà và lấp đầy không gian liên thiên hà, dọn đường cho ánh sáng đi qua vũ trụ".
Những bong bóng này chồng lên nhau về mặt không gian, nhưng đủ lớn (khoảng 2,2 triệu năm ánh sáng) để các photon Lyman alpha bị dịch chuyển đỏ trước khi chúng thoát ra ngoài vô tình, cho phép các nhà thiên văn học phát hiện ra chúng.