Phát hiện vật thể nóng nhất vũ trụ, vượt cả Mặt trời
Những phát hiện mới của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế gần đây đã tiết lộ phát hiện về một sao lùn nâu vượt xa mức nhiệt do Mặt trời phát ra.
Nằm cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng là sao lùn nâu được đặt tên là WD0032-317B.
Nó được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học do nhà vật lý thiên văn Na'ama Hallakoun từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel dẫn đầu.
Sao lùn nâu có quỹ đạo gần với ngôi sao chủ của nó đến mức nó duy trì nhiệt độ trên 8.000 Kelvin (7.727 độ C). Các quan chức nhấn mạnh rằng ngôi sao này "đủ nóng để phá vỡ các phân tử trong bầu khí quyển của nó thành nguyên tử tổng hợp".
Để so sánh, nhiệt độ của Mặt trời là 5.778 Kelvin.
Trước đây, cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã mô tả các sao lùn nâu là những ngôi sao nhỏ, khối lượng thấp nhất, là vật thể trung gian giữa các hành tinh khí khổng lồ.
Các sao lùn màu nâu có khối lượng nằm trong khoảng giữa một hành tinh khổng lồ như Sao Mộc và các ngôi sao nhỏ. Những ngôi sao này không phải là hành tinh, đồng thời không phải là ngôi sao và có thể có khối lượng gấp 13 lần đến 80 lần khối lượng của hành tinh Sao Mộc.
Rất khó tiếp cận các thiên thể này vì chúng phát ra ánh sáng và mức năng lượng thấp. Trên thực tế, chúng hầu như không bị phát hiện cho đến cuối những năm 1980.
Ngoài khám phá thú vị về một vật thể nóng bất thường như vậy, nhóm các nhà thiên văn học đã tuyên bố sao lùn nâu có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sao Mộc, cũng như các hành tinh khí khổng lồ khác quay quanh các ngôi sao lớn, nóng khó nghiên cứu do hoạt động và tốc độ quay của chúng.
Theo Sputnik