Phát huy giá trị di tích trong phát triển du lịch

Di tích ở Bình Thuận thể hiện sự đa dạng và đa sắc màu, mang những nét đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân tộc và có sức lôi cuốn hấp dẫn du khách tìm tòi khám phá. Các di tích phân bố trong không gian rộng lớn gắn với các cộng đồng tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và đây là thế mạnh quan trọng tạo tiền đề cho phát triển du lịch văn hóa.

Phát huy giá trị di tích trong p

 Bộ xương cốt cá ông vạn Thủy Tú.

Bộ xương cốt cá ông vạn Thủy Tú.

Bình Thuận hiện có hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Hiện nay đã xếp hạng 28 di tích cấp Quốc gia và UBND tỉnh xếp hạng 42 di tích cấp tỉnh.

Trong thời gian qua, một số di tích tiêu biểu được bảo tồn, phát huy giá trị, giới thiệu, quảng bá phát triển hoạt động du lịch văn hóa; nhiều di tích và thắng cảnh đã và đang có sức thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước; nâng cao vai trò, trách nhiệm và ý thức của người dân trong gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Trong những năm gần đây, tháp Pô Sah Inư đón hơn 226.000 lượt khách, vạn Thủy Tú đón trên 30.000 lượt khách; dinh Thầy Thím đã tiếp đón khoảng hơn 200.000 lượt khách; chùa Núi đón 500.000 lượt khách; cụm di tích chùa Cổ Thạch, đình làng Bình An, lăng Ông Nam Hải xã Bình Thạnh đón ước khoảng gần 1,1 triệu lượt khách; thắng cảnh Bàu Trắng đón 182.000 người, thắng cảnh Suối Tiên đón khoảng hơn 90.000 lượt khách…

Đối với Phú Quý, du lịch văn hóa tâm linh gần đây đã bắt đầu có sức thu hút du khách đến chiêm bái đền thờ công chúa Bàn Tranh, vạn An Thạnh, chùa Linh Quang và đền thờ thầy Sài Nại. Đây là tín hiệu vui mở ra những triển vọng đầy hứa hẹn cho du lịch văn hóa tâm linh dã ngoại, sinh thái… trên đảo phát triển.

Nguyễn Chí Phú

Nguồn Bình Thuận: http://baobinhthuan.com.vn/van-hoa/phat-huy-gia-tri-di-tich-trong-phat-trien-du-lich-128820.html