Phát huy tiềm năng du lịch bản Bút

Đến với bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa), du khách không chỉ đắm say bởi cảnh đẹp nên thơ, khí hậu trong lành, ôn hòa, mà con người mến khách và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái mới là điều níu kéo mọi người quay lại nơi đây. Phát huy những ưu thế có được, những năm qua, xã Nam Xuân đã chọn xây dựng bản Bút thành bản du lịch cộng đồng sinh thái. Đây là hướng đi mới, tạo sinh kế cho người dân địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội.

Bản Bút cách thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) khoảng 10km, được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh, hệ thống đồi, núi, hang động, suối khe đa dạng, hài hòa tạo nên không gian hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên.

Bản Bút cách thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) khoảng 10km, được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh, hệ thống đồi, núi, hang động, suối khe đa dạng, hài hòa tạo nên không gian hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên.

Với tổng diện tích tự nhiên là 1.512ha, bản Bút là nơi sinh sống của người dân tộc Thái.

Với tổng diện tích tự nhiên là 1.512ha, bản Bút là nơi sinh sống của người dân tộc Thái.

Nơi đây còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc với những điệu khặp, điệu xòe, ca dao, tục ngữ, nhạc cụ dân tộc, trang phục, tiếng nói, chữ viết...

Nơi đây còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc với những điệu khặp, điệu xòe, ca dao, tục ngữ, nhạc cụ dân tộc, trang phục, tiếng nói, chữ viết...

Đặc biệt nét đẹp của nếp nhà sàn cổ vẫn được người dân gìn giữ.

Đặc biệt nét đẹp của nếp nhà sàn cổ vẫn được người dân gìn giữ.

Những thửa ruộng bậc thang và khu rừng sinh thái gắn với hồ Pha Đay, tạo nên bức tranh cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hấp dẫn, phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch tham quan, khám phá, sinh thái, cộng đồng.

Những thửa ruộng bậc thang và khu rừng sinh thái gắn với hồ Pha Đay, tạo nên bức tranh cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hấp dẫn, phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch tham quan, khám phá, sinh thái, cộng đồng.

Năm 2020, UBND xã Nam Xuân đã lựa chọn 5 gia đình đồng bào Thái ở bản Bút làm thí điểm xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, các gia đình đã đi vào kinh doanh các dịch vụ du lịch và đón khách một cách chuyên nghiệp.

Năm 2020, UBND xã Nam Xuân đã lựa chọn 5 gia đình đồng bào Thái ở bản Bút làm thí điểm xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, các gia đình đã đi vào kinh doanh các dịch vụ du lịch và đón khách một cách chuyên nghiệp.

Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, cải tạo không gian, sưu tầm những vật dụng, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc để trưng bày, bán lưu niệm cho khách du lịch.

Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, cải tạo không gian, sưu tầm những vật dụng, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc để trưng bày, bán lưu niệm cho khách du lịch.

Một số nghề thủ công truyền thống của người dân tộc Thái nơi đây còn được duy trì, gìn giữ như: nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây, tre, nứa... tạo ra các sản phẩm phục vụ sinh hoạt, sản xuất tiện dụng và thân thiện với môi trường. Cộng đồng người Thái ở Bản Bút có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Những điệu khặp, điệu xòe, cồng chiêng, khua luống, khèn bè… được bảo tồn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương.

Một số nghề thủ công truyền thống của người dân tộc Thái nơi đây còn được duy trì, gìn giữ như: nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây, tre, nứa... tạo ra các sản phẩm phục vụ sinh hoạt, sản xuất tiện dụng và thân thiện với môi trường. Cộng đồng người Thái ở Bản Bút có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Những điệu khặp, điệu xòe, cồng chiêng, khua luống, khèn bè… được bảo tồn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương.

Với sự đầu tư về hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống viễn thông; nâng cấp bãi đỗ xe và một số hạng mục khác, cùng với đó là sự mến khách của người dân bản địa, bản Bút đã và đang là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Với sự đầu tư về hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống viễn thông; nâng cấp bãi đỗ xe và một số hạng mục khác, cùng với đó là sự mến khách của người dân bản địa, bản Bút đã và đang là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Xã Nam Xuân phấn đấu đến năm 2023 thu hút hơn 800 lượt khách; năm 2025, có hơn 2.000 lượt khách mỗi năm (trong đó 60% là khách có lưu trú ít nhất 1 đêm). Từ năm 2025 trở đi, lượng khách tăng dần từ 5 - 10% so với năm trước. Năm 2023, tổng thu từ du lịch cộng đồng đạt từ 250 triệu đồng trở lên; năm 2025, tổng thu từ du lịch cộng đồng đạt trên 800 triệu đồng…

Xã Nam Xuân phấn đấu đến năm 2023 thu hút hơn 800 lượt khách; năm 2025, có hơn 2.000 lượt khách mỗi năm (trong đó 60% là khách có lưu trú ít nhất 1 đêm). Từ năm 2025 trở đi, lượng khách tăng dần từ 5 - 10% so với năm trước. Năm 2023, tổng thu từ du lịch cộng đồng đạt từ 250 triệu đồng trở lên; năm 2025, tổng thu từ du lịch cộng đồng đạt trên 800 triệu đồng…

Trung Thủy - CTV

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/diem-den-xu-thanh/phat-huy-tiem-nang-du-lich-ban-but/24598.htm