Phát huy vai trò của khoa học-kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

Với quan điểm lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới nói riêng, trong giai đoạn 2010 - 2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu triển khai ứng dụng nhiều đề tài, dự án, tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất và hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù tại địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, từng bước hoàn thiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa bàn trong tỉnh.

Dây chuyền sản xuất dứa xuất khẩu của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Ảnh: Thế Minh

Đồng chí Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốcSở Khoa học và Công nghệ cho biết: Triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xãmột sản phẩm” là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơcấu lại ngành nông nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnhđề xuất các dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và đãđược Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt 7 dự án.

Việc triển khai thực hiện các dự ánsở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng cho các tổ chức, cá nhân về tạolập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần thúc đẩy pháttriển thương hiệu sản phẩm, duy trì danh tiếng và uy tín cũng như nâng cao khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm trong tỉnh.

Các sản phẩm thuộc Chương trình hỗtrợ phát triển tài sản trí tuệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Côngnghệ cấp văn bằng bảo hộ là: Ngao Kim Sơn, gạo Hương Bình, cói mỹ nghệ Kim Sơn;đá mỹ nghệ Ninh Vân, mắm tép Gia Viễn, cá Tràu tiến vua; khoai lang Hoàng Long,khoai sọ Yên Quang, thêu ren Văn Lâm-Ninh Hải, cơm cháy Ninh Bình, dê núi NinhBình, dứa Đồng Giao.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng câytrồng, vật nuôi và thủy sản, làm tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích,thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Lĩnh vựctrồng trọt đã tập trung cho các cây trồng có thế mạnh của tỉnh như: Sản xuấtgiống khoai tây sạch bệnh; xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi trồng vàchế biến nấm hàng hóa trên quy mô toàn tỉnh; xây dựng mô hình sản xuất rau antoàn theo hướng VietGAP; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh lúatổng hợp theo hướng VietGAP thực hiện chương trình sản xuất lúa an toàn, chấtlượng; áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng; kỹ thuật gieo thẳng; áp dụng một sốgiải pháp kỹ thuật thâm canh lúa tại vùng đất nhiễm mặn ven biển, sản xuất rauan toàn theo hướng VietGAP; xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh.

Đã tăngcường hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước và các doanh nghiệp để khảonghiệm, tuyển chọn, chọn lọc thành công các giống lúa có năng suất, chất lượngnhư: DQ11, BT09, ĐS3, GL159, HT6, M15 bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chấtlượng hiện có trên địa bàn tỉnh. Phục tráng các giống cây trồng bản địa của địaphương như: Khoai lang Hoàng Long, lúa Tám xoan cổ truyền Kim Sơn, lúa Nếp hạtcau. Bước đầu đã có sự liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến vàtiêu thụ lúa gạo.

Lĩnh vực chăn nuôi tậptrung cho đối tượng con nuôi đặc sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Gà rừnglai, dê núi bản địa, lợn rừng lai, bảo tồn các giống gà tai đỏ Cúc Phương, gàlôi trắng; xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp, áp dụngđệm lót sinh học trong nuôi gà, áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnhvà giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Lĩnh vực thủy sản, tập trung vào khâu sảnxuất giống và quy trình nuôi thương phẩm; đã xây dựng thành công các mô hìnhsản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm, cua, ngao, cá bống bớp, cá chim vâyvàng, cá chẽm, tôm thẻ chân trắng trái vụ; tiếp nhận quy trình công nghệ nuôingọc trai nước ngọt tại huyện Yên Khánh; xây dựng mô hình nuôi cá nác, rạmthương phẩm tại vùng bãi bồi Kim Sơn…

Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệphục vụ xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, ngành Khoa học Công nghệ sẽ tiếptục tạo bước đột phá mới về nghiên cứu, chuyển giao các giống cây trồng, vậtnuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, phù hợp với điều kiện tự nhiêncủa tỉnh để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đâỷmạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩmsau thu hoạch, quan tâm sản xuất rau, hoa, quả, cây trồng có giá trị cao; xâydựng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất, thâm canh cây trồng, vậtnuôi có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn… Tiếp tục tham mưu, đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ, BộTài chính nghiên cứu ban hành văn bản mới quy định về cơ chế tài chính chonghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn hơn.

Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnhtăng dần kinh phí đầu tư cho ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm;có cơ chế hỗ trợ về tài chính hoàn thiện quy trình công nghệ, mở rộng quy mô,nhân rộng kết quả nghiên cứu để các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sảnxuất được kịp thời.

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc ứng dụng khoa học côngnghệ phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; có cơchế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệcao vào lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹthuật phù hợp vào điều kiện thực tế của từng địa phương.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phat-huy-vai-tro-cua-khoa-hocky-thuat-trong-xay-dyng-nong-thon-moi-201911130810626p0c2.htm