Phát triển đường sắt đô thị gặp khó về tiêu chuẩn kỹ thuật

Giai đoạn 2024-2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị với nguồn vốn 14,6 tỷ USD. Các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện sử dụng vốn ODA từ nước ngoài, chủ yếu từ Nhật, châu Âu và Trung Quốc. Tiêu chuẩn kỹ thuật vì thế có sự ràng buộc và ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ.

Vì lẽ đó, các dự án có sự khác nhau về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành. Việc này dẫn đến khó khăn cho Hà Nội trong việc đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển, khó tối ưu trong tận dụng nguồn nhân lực. Thống nhất tiêu chuẩn đường sắt đô thị là điều cần làm.

Hà Nội đã và đang đầu tư thi công ba tuyến đường sắt đô thị. Đó là các tuyến: Cát Linh - Hà Đông đang được khai thác; tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội sẽ khai thác trong tháng 7 này. Còn tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang chờ phê duyệt thay đổi chủ trương đầu tư.

Thống nhất tiêu chuẩn đường sắt đô thị là điều cần làm.

Thống nhất tiêu chuẩn đường sắt đô thị là điều cần làm.

Ba tuyến này sử dụng ba nguồn vốn ODA khác nhau là: Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc. Do có sự ràng buộc hoặc ưu tiên về công nghệ và kỹ thuật từ nước tài trợ, nên ba tuyến hiện áp dụng ba tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau.

Ông Trương Thanh Tùng, Trưởng phòng Kỹ thuật thẩm định, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho hay: “Vô hình trung khi làm tuyến mới sau đó, chúng ta không tận dụng được nguồn lực cũ. Bản thân các nhà thầu trong nước khi tham gia các dự án, họ cũng đã có kinh nghiệm nhất định rồi. Nhưng khi sang các dự án khác, họ không có phương pháp nào đảm bảo được là họ được tham gia dự án khác hay không. Và quan trọng là chúng ta không đồng bộ được thời gian, và không có sự thống nhất về tiêu chuẩn”.

Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị.

Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị.

Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị. Việc không có sự đồng bộ thống nhất trong các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến Hà Nội khó có thể triển khai song song các tuyến, cũng như khó trong việc tận dụng nguồn nhân lực. Theo các chuyên gia, nên thống nhất lựa chọn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dùng chung và các thông số kỹ thuật chính để cho phép khả năng liên vận giữa các tuyến đường sắt với nhau, đồng thời tối ưu hóa chi phí đầu tư, năng lực bảo trì, sửa chữa và vận hành.

Nếu thống nhất một tiêu chuẩn kỹ thuật, thì đây sẽ là tiêu chuẩn chung không chỉ cho Hà Nội mà là cả nước. Ông Đàm Văn Huân - Trưởng Ban đô thị, HĐND thành phố cho biết: “Quy chuẩn hóa tiêu chuẩn này thì không những tốt cho Hà Nội mà còn cho TP.HCM và các tỉnh tiếp theo sẽ làm đường sắt, thì sẽ làm theo quy chuẩn này. Như vậy sẽ giảm được rất nhiều cho ngân sách Nhà nước”.

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ chính phù hợp, thống nhất cho tất cả các tuyến. Điều này sẽ giúp Hà Nội không những đẩy nhanh quá trình thi công theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, mà còn thuận lợi hơn trong thi công, vận hành và quản lý sau này.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/phat-trien-duong-sat-do-thi-gap-kho-ve-tieu-chuan-ky-thuat-249057.htm