Phát triển hydrogen: Lợi thế và thách thức của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng dồi dào về điện mặt trời và điện gió trên bờ hay điện gió ngoài khơi, nên được đánh giá là có tiềm năng rất lớn để sản xuất hydrogen phục vụ các ngà̀nh công nghiệp trong nước cũng như có tiềm năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế đóng góp vào việc giảm phát thải nhà kính và thúc đẩy ngành công nghiệp hydrogen phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên đây là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam, chính vì vậy tại Tọa đàm khoa học với chủ đề “Năng lượng mới Hydrogen- Xu hướng toàn cầu và triển vọng ngành kinh tế mới của Việt Nam” do Viện Chiến lược phát triển kinh tế số tổ sức vào sáng 12/9, bên cạnh những lợi thế các chuyên gia cũng chỉ ra không ít thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt khi phát triển nguồn nhiên liệu mới này.
Theo các chuyên gia, công nghệ chính để sản xuất hydrogen xanh là từ quá trình điện phân nước. Quá trình điện phân được cung cấp năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo. Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nên được đánh giá là có nhiều điều kiện tốt để phát triển chiến lược cung cấp năng lượng và công nghiệp xoay quanh hydrogen.
Tại Quy hoạch điện 8 đặt ra tham vọng sử dụng hydrogen và Ammonia để sản xuất điện bằng cách phối trộn một phần với khí tự nhiên hoặc với than trong các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than trong tương lai để giảm phát thải CO2. Bên cạnh đó, hydrogen cũng sẽ được sử dụng cho công tác dự phòng của các nhà máy nhiệt điện than linh hoạt, đảm bảo độ tin cậy của hệ thống và dự phòng cho việc vận hành của điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực mới, với bối cảnh hiện nay, nếu muốn phát triển Hydrogen, Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
Theo các chuyên gia, để có thể giải quyết được tất cả những vấn đề đặt ra này đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý phù hợp, cùng với đó là một kế hoạch tổng thể và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, các ngành công nghiệp và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.