Phát triển kinh tế đêm: Nhìn từ Hà Nội xưa

Trong suốt chiều dài lịch sử, Thăng Long-Hà Nội có tư cách là kinh đô, thủ đô và là tư cách một đô thị lớn, đông dân bậc nhất Việt Nam, đặc biệt cũng là nơi sinh ra, bắt đầu các sinh hoạt đêm với ý nghĩa kinh tế. Cũng vì nhiều lý do mà nền kinh tế đêm của Hà Nội lúc thăng, lúc trầm nhưng có thể khẳng định các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu của xã hội và khách du lịch, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế.

Hình ảnh phố cổ Hà Nội xưa - Ảnh tư liệu

Hình ảnh phố cổ Hà Nội xưa - Ảnh tư liệu

Trong lịch sửcác triều đại phong kiến Việt Nam, từ nhà Lý đến nhà Nguyễn có 2 việc luôn đượccác triều vua quan tâm là giữ vững ngai vàng và phát triển kinh tế, đặc biệt laờ̉ kinh đô Thăng Long vì dân no thì xã tắc mới yên.

Trong lịch sửViệt Nam, triều Lý đã có công ổn định đất nước, tổ chức lại hành chính, xây dựng“Hình thư” - được coi là bộ luật hình sự đầu tiên ở Việt Nam.

Về kinh tế,triều Lý để dân chúng tự do buôn bán, mang hàng từ miền xuôi lên miền núi. Tạikinh đô Thăng Long, triều Lý đã cắt đặt lại địa giới, chia Thăng Long thành 61phường. Nhờ chính sách cởi mở nên kinh thành Thăng Long có các cửa hàng kimhoàn, dệt lụa. Thăng Long là kinh đô của Đại Việt từ nhà Lý đến nhà Lê, vì làkinh đô nên Thăng Long có nhiều cơ sở sản xuất thủ công, giao thương trong nướcvới nước ngoài và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng và phong phú hơncác vùng miền khác.

Để phát triểnkinh tế, năm 1035, nhà Lý cũng cho mở chợ Tây Nhai (tương ứng với chợ Ngọc Hàngày nay), chợ Cửa Đông (tương ứng với Hàng Đường, Hàng Buồm ngày nay). Việc rađời các có quy mô lớn ở Thăng Long đã tạo thuận lợi cho giao thương giữa cácvùng miền và 2 chợ này còn có vai trò vô cùng quan trọng là gạch nối Thị thànhvới Hoàng thành. Tuy nhiên, thời kỳ này, Thăng Long vẫn phụ thuộc vào sản xuấtnông nghiệp và nông dân có thói quen đi làm đồng từ sáng sớm nên ăn tối xong làlên gường, do vậy kinh đô không có các sinh hoạt đêm. Tuy nhiên, Thăng Long thơìLý có hiện tượng đáng chú ý, sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Dân chúngtham gia lễ hội Đèn Quảng Chiếu cả đêm, lại còn có cả người bán kẹo bánh”. Việccó người bán quà đêm trong lễ hội là manh nha hoạt động kinh tế đêm trên đấtThăng Long.

Đến nhà Trần,xã hội ngày càng ổn định hơn, kinh tế có bước phát triển và cũng bắt đầu từnhà Trần, Thăng Long đã có các hoạt động văn hóa đêm. Theo “Đại Việt sử ký toànthư”, vào triều vua Trần Anh Tông (1293-1314), ở Thăng Long xuất hiện nhữngsinh hoạt ban đêm gồm: Buôn bán, giải trí và cả rượu chè. “Cứ đêm đêm vua lạilên kiệu cùng hơn chục thị vệ đi chơi khắp kinh thành đến gà gáy mới về. Có đêmra phố phường, vua bị bọn vô lại ném gạch trúng đầu, người theo hầu phải hét:“Kiệu Vua đấy!”, bọn chúng mới tan chạy…”. Những ghi chép đó cho thấy từ đơìvua Trần Anh Tông thì kinh thành Thăng Long đã có hoạt động kinh tế đêm.

Đến đời Lêsơ, Thăng Long có sự thay đổi lớn. Từ 61 phường thời Lý-Trần, nhà Lê rút lạicòn 36 phường. Do ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo nên nhà Lê coi trọng sỹ, nônghơn công và thương, thậm chí còn có chính sách “ức thương”. Nhà Lê sơ cũngkhông xếp hát xướng là một nghề cho họ, mà gọi là “xướng ca vô loài”, đuổi chèora khỏi cung đình, vì thế Thăng Long không có các hoạt động văn nghệ ban đêm.Song đến thời Lê Trung Hưng (1533-1741) thì khác hẳn. Thăng Long có chợ đêm nôỉtiếng là Khán Xuân (tương ứng với khu vực Phủ Chủ tịch và một phần Bách Thảongày nay). Chúa Trịnh Giang (1729-1740) cho xây một ly cung ở đây và vào mùahè, Chúa ra đây nghỉ. Đêm đêm Chúa sai các nội thần, cung nữ bầy hàng bán vàhát xướng suốt đêm. Chợ đêm này chỉ là nơi vui chơi, giải trí cho hoàng tộc,không có dân chúng Thăng Long, vì thế nó cũng không có ý nghĩa kinh tế. Bài thơ“Chơi đài Khán Xuân” của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương phê phán thói xa hoa,phè phỡn của các chúa. Chợ đêm Khán Xuân cũng được nhà thơ Nguyễn Huy Lượng nóiđến trong bài “Tụng phú Tây Hồ” nổi tiếng sáng tác năm 1802: “Cảnh Khán Xuânchùa gác cột cờ, lòng thơ đã bồi hồi ban lãnh thỏ”. Tuy nhiên, sau thời LêTrung Hưng, Thăng Long xuất hiện nhiều ca quán tập trung ở phố Hòe Nhai. Ninh Tốn(1743-1795), tiến sỹ đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) có bài thơ ca ngợi phườnghát này:

Bờ liễu đường hoa ai cũng đẹp

Phong lưu vành chiếm một Hòe Nhai

Nõn nà trăm vẻ khoe xuân sắc

Uyển chuyển lời ca ghẹo khách hoài

Hoa rụng bên đền ghen má phấn

Oanh hào tiếng phách rộn bên ngoài

Kẻ thường đâu dám chi nghìn lạng

Phải đợi Vương tôn quảy rượu sài…

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến được gọi là nhà “Hà Nội học” thời hiện đại, được biết đến là tác giả viết về Hà Nội nhiều nhất hiện nay. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã cho xuất bản rất nhiều tựa sách về Hà Nội như 5678 bước chân quanh hồ Gươm (NXB Văn Học, 2008); Đi ngang Hà Nội (NXB Văn Học, 2012); Đi dọc Hà Nội (NXB Văn Học, 2012),... Năm 2012, ông nhận giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" với 2 tác phẩm Đi ngang Hà Nội (2012), Đi dọc Hà Nội (2012).

Trước đó,trong nhiều thế kỷ, các giáo phường ca trù ở Thăng Long được mời hát ở hôịlàng, đám cưới nhà giầu hay các sự kiện diễn ra ở kinh thành. Họ cũng được cácquan, nho sỹ, tầng lớp trung lưu mời đến hát tại tư gia nhân dịp gặp mặt, tângia, hay mừng thọ…, thế nhưng cũng không đủ để sống. Việc xuất hiện phố hát catrù Hòe Nhai đầu tiên là do nhu cầu tồn tại của các giáo phường, đồng thời cũnglà đáp ứng nhu cầu của cánh đàn ông mê hát ở Thăng Long. Các ca quán này hát xướngcả đêm. Ca quán ra đời kéo theo một số dịch vụ như bán bánh ăn đêm, xe ngựa chởkhách. Cuối thế kỷ 19, vì số ca quán ngày càng nhiều nên Hòe Nhai trở nên chậttrội do vậy nhiều quản ca đã chuyển sang phố Hàng Giấy sau khoảng 100 năm tồn tại.

Nhưng phố catrù Hàng Giấy cũng chỉ kéo dài ngót 30 năm do ca quán hoạt động nhộn nhịp, xetay đưa đón khách khuya khoắt lại hay xảy ra chuyện ghen tuông nên chính quyềnthành phố đã ra quy định cấm hát khuya trong phố. Đầu thế kỷ 20, các ca quánchuyển xuống Thái Hà rồi phố Khâm Thiên.

Cũng vào nưảcuối thế kỷ 18,Thăng Long còn có khu vui chơi nổi danh thiên hạ, đó các quán rươuợ̉ Võng Thị (nay thuộc phường Bưởi). Võng Thị thời kỳ đó là đất trồng hoa nên đượcgọi là Võng Thị điền hoa. Bên cạnh Võng Thị là phường Thụy Chương (nay là ThuỵKhuê) có nghề nấu rượu sen nổi tiếng. Theo truyền thuyết, rượu sen làng Thuỵngon đến mức Phật dù giới tửu nhưng vì ngon quá đã uống và uống say nên trongchùa Đõ (nay không còn) có bức tượng Phật say. Tối tối, các quán rượu tại VõngThị mở cửa bán thâu đêm. Khách không chỉ dân chúng Thăng Long mà các nơi nghetiếng cũng đổ về uống rượu sen, thưởng thức tiếng đàn, giọng hát và ngắm mỹnhân. Chuyện đó đã được Nguyễn Huy Lượng tả trong Tụng phú Tây Hồ: “Làng VõngThị còn đông tiệc rượu, tiếng cầm ca não nuột buổi tà ô”.

Các hoạt độngkinh tế đêm nhen nhóm từ cuối thế kỷ 11, hình thành từ đầu thế kỷ 14 nhưng phảiđến thế kỷ 18, 19 nó mới thực sự trở thành nền kinh tế đêm theo đúng nghĩa. Mộttrong những lý do khiến nó tồn tại từ thế kỷ 18 kéo sang cuối thế kỷ 19 là sự cầntiền của tầng lớp vua chúa, cũng là nhu cầu của xã hội.

Năm 1882, thựcdân Pháp chiếm thành Hà Nội. Năm 1888, Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa. Từđây các hoạt động kinh tế đêm đa dạng hơn. Vì chính quyền Pháp ở Đông Dương chophép bán và hút thuốc phiện, cho phép mở nhà thổ, quán rượu theo kiểu châu Âunên các hoạt động này diễn ra 24/24 giờ. Để phục vụ cho các hoạt động này có xekéo tay, bán quà đêm, đánh giầy... Đó là chưa kể việc ra đời các bến xe khách,bến tầu hỏa cũng kéo theo các hoạt động phục vụ khách chờ tầu xe, đón hay tiễnngười thân trong đêm. Khi Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut (1911-1913) đưara chính sách phát triển du lịch quốc tế ở Đông Dương, coi đó là động lực tăngtrưởng kinh tế thì các hoạt động vui chơi giải trí đêm càng phong phú hơn.Trong một bài viết của nhà văn Vũ Bằng, ông kể rằng trong thập niên 30, 40, cácnhà văn đến phố Khâm Thiên không chỉ hát ca trù mà nhiều nhà văn làm báo lên ýtưởng cho số báo tới khi đang uống rượu đêm ở đây. Trong suốt chiều dài lịch sử,Thăng Long-Hà Nội với tư cách là kinh đô, Thủ đô và là tư cách một đô thị lớn,đông dân bậc nhất Việt Nam, cũng là nơi sinh ra, bắt đầu các sinh hoạt đêm vơíý nghĩa kinh tế. Và cũng vì nhiều lý do mà nền kinh tế đêm lúc thăng, lúc trầm,nhưng có thể khẳng định các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu của xã hội và khách dulịch, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế.

Nhà văn Nguyễn NgọcTiến

>>Bài 3: Kinh tế ban đêm ở Việt Nam-cẩn trọng những góc tối trong sự phát triển

Nguồn Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/kinh-te/phat-trien-kinh-te-dem-nhin-tu-ha-noi-xua/409431.vgp