Phát triển văn hóa cần đi vào chiều sâu
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xem trọng và đề cao vai trò, vị trí của văn hóa, thể thao. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành ba Nghị quyết quan trọng để lãnh đạo phát triển văn hóa, thể thao là: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng theo yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 1-12-2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xem trọng và đề cao vai trò, vị trí của văn hóa, thể thao. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành ba Nghị quyết quan trọng để lãnh đạo phát triển văn hóa, thể thao là: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng theo yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 1-12-2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
Từ những chủ trương, chính sách nêu trên, đời sống văn hóa của nước ta trong thời gian qua đã có sự chuyển biến đáng kể. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều chương trình nghệ thuật quy mô lớn, chất lượng, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Hoạt động văn học, nghệ thuật phong phú, sôi động, có nhiều sáng tạo, đổi mới; đội ngũ văn nghệ sĩ tăng. Các loại hình nghệ thuật dân tộc được bảo tồn và phát triển, ngày càng bắt nhịp với đời sống tinh thần của người dân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với các chủ trương, chính sách nêu trên, ngành văn hóa, các tỉnh, thành phố cần có chương trình hành động rõ ràng, đi vào chiều sâu để việc triển khai các nghị quyết, chính sách về văn hóa được đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy hiệu quả. Nhiều hoạt động văn hóa hiện nay còn mang tính bề nổi, mà thiếu đi những hoạt động, chương trình có tính chiều sâu, chiến lược lâu dài để đào tạo nghệ sĩ thế hệ mới đủ tâm, đủ tài đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa của đất nước trong tương lai.
Tại TP Hồ Chí Minh, chủ trương xã hội hóa lĩnh vực văn hóa đã thực hiện từ lâu và có kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các sân khấu xã hội hóa gặp không ít khó khăn. Nếu Nhà nước thể hiện tốt vai trò kết nối, đầu tư nhiều hơn cho các sân khấu tư nhân về tác phẩm, đào tạo nghệ sĩ, sẽ phát huy được sức mạnh nội lực, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có giá trị.
NSƯT, Đạo diễn LÊ NGUYÊN ĐẠT
Trưởng khoa Kịch hát dân tộc, Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh