Phát triển vệ tinh bằng gỗ sẽ phát cháy để giảm rác vũ trụ

Năm 2023, Nhật Bản dự kiến phát triển vệ tinh đầu tiên trên thế giới làm bằng gỗ. Vệ tinh này sẽ phát cháy khi rời khỏi quỹ đạo để góp phần giảm thiểu tác hại của rác không gian.

Theo đài Sputnik (Nga), trường Đại học Kyoto và Công ty xây dựng Sumitomo Forestry của Nhật Bản đang hợp tác để phát triển vệ tinh đầu tiên trên thế giới làm từ vật liệu gỗ, có khả năng chống lại thay đổi nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời.

Theo đài Sputnik (Nga), trường Đại học Kyoto và Công ty xây dựng Sumitomo Forestry của Nhật Bản đang hợp tác để phát triển vệ tinh đầu tiên trên thế giới làm từ vật liệu gỗ, có khả năng chống lại thay đổi nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời.

Takao Doi, phi hành gia Nhật Bản kiêm giáo sư ở Đại học Kyoto, cho biết lợi thế của vệ tinh gỗ là nếu rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy trong quá trình hồi quyển, nó sẽ không giải phóng nhiều hạt có hại như vệ tinh kim loại.

Takao Doi, phi hành gia Nhật Bản kiêm giáo sư ở Đại học Kyoto, cho biết lợi thế của vệ tinh gỗ là nếu rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy trong quá trình hồi quyển, nó sẽ không giải phóng nhiều hạt có hại như vệ tinh kim loại.

Đại học Kyoto và công ty Sumitomo Forestry lên kế hoạch thí nghiệm để xem các loại gỗ khác nhau chịu điều kiện cực hạn tốt tới mức nào, từ đó phát triển loại gỗ có thể chống chọi biến động lớn về nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời.

Đại học Kyoto và công ty Sumitomo Forestry lên kế hoạch thí nghiệm để xem các loại gỗ khác nhau chịu điều kiện cực hạn tốt tới mức nào, từ đó phát triển loại gỗ có thể chống chọi biến động lớn về nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời.

“Chúng tôi vô cùng lo ngại trước thực tế là tất cả các vệ tinh trở lại bầu khí quyển của Trái Đất đều bốc cháy và tạo ra các hạt alumin nhỏ trôi nổi trong bầu khí quyển suốt nhiều năm”, ông Takao Doi cho biết.

“Chúng tôi vô cùng lo ngại trước thực tế là tất cả các vệ tinh trở lại bầu khí quyển của Trái Đất đều bốc cháy và tạo ra các hạt alumin nhỏ trôi nổi trong bầu khí quyển suốt nhiều năm”, ông Takao Doi cho biết.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), có đến hơn 500.000 mảnh vụn quỹ đạo, hay còn gọi là rác thải không gian, xung quanh hành tinh của chúng ta.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), có đến hơn 500.000 mảnh vụn quỹ đạo, hay còn gọi là rác thải không gian, xung quanh hành tinh của chúng ta.

Rác vũ trụ trở thành vấn đề ngày càng đáng lo ngại với các chuyên gia. "Những mảnh rác vũ trụ ngày càng tăng. Va chạm giữ hai vật thể khối lượng lớn từ 1 tới 10 tấn gây ra nguy cơ cao nhất cho môi trường", Daniel Oltrogge, giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn và Thành tựu vũ trụ (CSSI), cho biết.

Rác vũ trụ trở thành vấn đề ngày càng đáng lo ngại với các chuyên gia. "Những mảnh rác vũ trụ ngày càng tăng. Va chạm giữ hai vật thể khối lượng lớn từ 1 tới 10 tấn gây ra nguy cơ cao nhất cho môi trường", Daniel Oltrogge, giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn và Thành tựu vũ trụ (CSSI), cho biết.

Các loại phế thải trên vũ trụ bao quanh Trái Đất ngày một chồng chất và sẽ cản trở quỹ đạo bay của những tên lửa được phóng lên từ hành tinh của chúng ta.

Các loại phế thải trên vũ trụ bao quanh Trái Đất ngày một chồng chất và sẽ cản trở quỹ đạo bay của những tên lửa được phóng lên từ hành tinh của chúng ta.

Rác thải vũ trụ đang đem lại nhiều hệ quả khôn lường, không chỉ có thể ngăn chúng ta thực hiện khát khao khám phá không gian vô tận mà còn có thể phá hủy toàn bộ hệ thống vệ tinh và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống loài người.

Rác thải vũ trụ đang đem lại nhiều hệ quả khôn lường, không chỉ có thể ngăn chúng ta thực hiện khát khao khám phá không gian vô tận mà còn có thể phá hủy toàn bộ hệ thống vệ tinh và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống loài người.

Rác thải có thể rơi trở lại Trái Đất, gây nguy hiểm cho con người và các loài vật khác. Năm 1997, một phụ nữ đã bị thương khi một mảnh kim loại từ trên trời rơi trúng vai. Theo các nhà khoa học tại NASA, đó có thể là một mảnh tên lửa tách ra. Dù đây là trường hợp duy nhất đến nay rác thải vũ trụ rơi xuống gây thương tích cho con người, nhưng vẫn còn nhiều vật thể nguy hiểm khác có thể lao xuống Trái Đất.

Rác thải có thể rơi trở lại Trái Đất, gây nguy hiểm cho con người và các loài vật khác. Năm 1997, một phụ nữ đã bị thương khi một mảnh kim loại từ trên trời rơi trúng vai. Theo các nhà khoa học tại NASA, đó có thể là một mảnh tên lửa tách ra. Dù đây là trường hợp duy nhất đến nay rác thải vũ trụ rơi xuống gây thương tích cho con người, nhưng vẫn còn nhiều vật thể nguy hiểm khác có thể lao xuống Trái Đất.

Sự tồn tại của rác thải vũ trụ đang đe dọa tới việc phóng các vệ tinh và tên lửa và tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình hoạt động của các trạm đã ở trên quỹ đạo như ISS. Đầu năm nay đã có nhiều lo lắng khi hai vệ tinh cũ có thể va chạm, tạo thành các vụ nổ lớn. Còn Trạm ISS cũng đã buộc phải cơ động khẩn cấp để tránh tình trạng va chạm ba lần chỉ trong năm 2020.

Sự tồn tại của rác thải vũ trụ đang đe dọa tới việc phóng các vệ tinh và tên lửa và tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình hoạt động của các trạm đã ở trên quỹ đạo như ISS. Đầu năm nay đã có nhiều lo lắng khi hai vệ tinh cũ có thể va chạm, tạo thành các vụ nổ lớn. Còn Trạm ISS cũng đã buộc phải cơ động khẩn cấp để tránh tình trạng va chạm ba lần chỉ trong năm 2020.

Một kịch bản về việc loài người sẽ bị nhốt bên trong bầu khí quyển vì hệ quả của rác thải vũ trụ đã được đưa ra vào năm 1978 bởi Donald Kessler, nhà nghiên cứu nổi tiếng của NASA. Lý thuyết của ông rất đơn giản. Ông cảnh báo có ngày rác sẽ quá nhiều đến nỗi cứ phóng vệ tinh lên không gian là sẽ va chạm vào vật thể khác.

Một kịch bản về việc loài người sẽ bị nhốt bên trong bầu khí quyển vì hệ quả của rác thải vũ trụ đã được đưa ra vào năm 1978 bởi Donald Kessler, nhà nghiên cứu nổi tiếng của NASA. Lý thuyết của ông rất đơn giản. Ông cảnh báo có ngày rác sẽ quá nhiều đến nỗi cứ phóng vệ tinh lên không gian là sẽ va chạm vào vật thể khác.

Ông Kessler lý luận rằng một chuỗi va chạm, trong nhiều năm, có thể dẫn đến một quá trình tạo ra các mảnh vỡ vô tận bao bọc Trái Đất và nhốt toàn bộ nhân loại dưới bầu khí quyển của hành tinh.

Ông Kessler lý luận rằng một chuỗi va chạm, trong nhiều năm, có thể dẫn đến một quá trình tạo ra các mảnh vỡ vô tận bao bọc Trái Đất và nhốt toàn bộ nhân loại dưới bầu khí quyển của hành tinh.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-trien-ve-tinh-bang-go-se-phat-chay-de-giam-rac-vu-tru-1481089.html