Phật tử cài hoa hồng trắng bật khóc nhớ thương cha mẹ trong lễ Vu lan

Trong đại lễ Vu lan báo hiếu tổ chức tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) tối 16/8, nhiều người khóc nghẹn, xúc động khi nhắc đến công cha nghĩa mẹ.

Tối 16/8, hàng trăm tăng ni, phật tử có mặt tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) để tham dự lễ Vu lan báo hiếu.

Tối 16/8, hàng trăm tăng ni, phật tử có mặt tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) để tham dự lễ Vu lan báo hiếu.

Nhiều nghi thức được diễn ra với nội dung nhắc nhở về lòng hiếu hạnh, tưởng nhớ công ơn cha mẹ.

Nhiều nghi thức được diễn ra với nội dung nhắc nhở về lòng hiếu hạnh, tưởng nhớ công ơn cha mẹ.

Mọi người xúc động thực hiện nghi thức "Bông hồng cài áo". Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu cao quý, và khi cài lên ngực, đó là lời tri ân sâu sắc nhất dành cho cha mẹ.

Mọi người xúc động thực hiện nghi thức "Bông hồng cài áo". Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu cao quý, và khi cài lên ngực, đó là lời tri ân sâu sắc nhất dành cho cha mẹ.

Ai còn cha mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ, thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao.

Ai còn cha mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ, thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao.

Người đã mất cha mẹ sẽ cài hoa hồng trắng, mang nỗi buồn và sự tiếc thương.

Người đã mất cha mẹ sẽ cài hoa hồng trắng, mang nỗi buồn và sự tiếc thương.

 Nhiều người không cầm được nước mắt khi nghe những lời thuyết giảng về sự vất vả, nhọc nhằn, sự hy sinh của đấng sinh thành.

Nhiều người không cầm được nước mắt khi nghe những lời thuyết giảng về sự vất vả, nhọc nhằn, sự hy sinh của đấng sinh thành.

Vượt hơn 70km từ Hà Nội lên Hòa Bình tham dự lễ Vu lan, chị Kim Oanh không giấu nổi xúc động khi cài lên ngực bông hồng trắng. Cả bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng chị đều qua đời sớm khi con cái chưa kịp báo hiếu. Chị chia sẻ: "Dù bố mẹ đã khuất, nhưng hình ảnh và lời dạy của ông bà vẫn mãi trong tim tôi". Khi thấy những người xung quanh cũng mang bông hồng trắng, chị cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc về nỗi đau mất mát. Điều duy nhất chị có thể làm để báo hiếu là sống hạnh phúc như mong muốn của đấng sinh thành.

Vượt hơn 70km từ Hà Nội lên Hòa Bình tham dự lễ Vu lan, chị Kim Oanh không giấu nổi xúc động khi cài lên ngực bông hồng trắng. Cả bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng chị đều qua đời sớm khi con cái chưa kịp báo hiếu. Chị chia sẻ: "Dù bố mẹ đã khuất, nhưng hình ảnh và lời dạy của ông bà vẫn mãi trong tim tôi". Khi thấy những người xung quanh cũng mang bông hồng trắng, chị cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc về nỗi đau mất mát. Điều duy nhất chị có thể làm để báo hiếu là sống hạnh phúc như mong muốn của đấng sinh thành.

Ngồi kế bên chị Oanh, nghe sư thầy giảng dạy về đức công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, bà Dương Thị Nhượng (60 tuổi, ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) hai mắt đỏ hoe. Mới năm trước bà tiễn đưa cha già lên an nghỉ tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên, mẹ bà cũng đã 80, tuổi già chẳng biết khi nào sẽ rời xa con cái. Nghĩ đến một ngày không còn cả cha lẫn mẹ, người phụ nữ 60 tuổi bật khóc.

Ngồi kế bên chị Oanh, nghe sư thầy giảng dạy về đức công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, bà Dương Thị Nhượng (60 tuổi, ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) hai mắt đỏ hoe. Mới năm trước bà tiễn đưa cha già lên an nghỉ tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên, mẹ bà cũng đã 80, tuổi già chẳng biết khi nào sẽ rời xa con cái. Nghĩ đến một ngày không còn cả cha lẫn mẹ, người phụ nữ 60 tuổi bật khóc.

Sau nghi lễ trao hoa, đọc kinh, các tăng ni phật tử cùng người dân đến chùa tham gia thả đèn hoa đăng, mong cầu sức khỏe, bình an cho gia đình, cha mẹ.

Sau nghi lễ trao hoa, đọc kinh, các tăng ni phật tử cùng người dân đến chùa tham gia thả đèn hoa đăng, mong cầu sức khỏe, bình an cho gia đình, cha mẹ.

Mỗi người đều cầm trên tay đóa hoa đăng mang hy vọng cha mẹ sẽ sống thật lâu bên cạnh.

Mỗi người đều cầm trên tay đóa hoa đăng mang hy vọng cha mẹ sẽ sống thật lâu bên cạnh.

Họ mong rằng có thể báo hiếu những vất vả, nhọc nhằn cha mẹ đã hy sinh.

Họ mong rằng có thể báo hiếu những vất vả, nhọc nhằn cha mẹ đã hy sinh.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, lễ Vu lan đối với Phật giáo Việt Nam là ngày lễ trọng đại. Tại đại lễ Vu lan, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ.

Những ngày này, mọi người thường đến chốn chùa cầu nguyện, nhiều người ăn chay hướng về tổ tiên ông bà, làm việc thiện, phóng sinh…

Vào ngày 13/7 âm lịch hàng năm, chùa Kim Sơn Lạc Hồng đều tổ chức lễ Vu lan cho tăng ni, phật tử và người dân đến bay tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của các bậc cha mẹ.

Nguyễn Ngoan

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/phat-tu-cai-hoa-hong-trang-bat-khoc-nho-thuong-cha-me-trong-le-vu-lan-ar889936.html