Phát xít Đức lên kế hoạch diệt chủng người Do Thái trong bao lâu?

Vào ngày 20/1/1942, 15 quan chức phát xít Đức họp tại một biệt thự ven hồ Wannsee ở tây Berlin. Sau 90 phút thảo luận, họ thống nhất ý kiến về việc thực hiện cuộc diệt chủng nhằm vào khoảng 11 triệu người Do Thái ở châu Âu.

Reinhard Heydrich - Giám đốc quyền lực của cơ quan an ninh và lực lượng Waffen SS là người chủ trì cuộc họp bàn bạc về kế go, cuộc diệt chủng nhằm vào khoảng 11 triệu người Do Thái ở châu Âu. Địa điểm diễn ra cuộc họp quan trọng của phát xít Đức này là một biệt thự ven hồ Wannsee ở tây Berlin.

Reinhard Heydrich - Giám đốc quyền lực của cơ quan an ninh và lực lượng Waffen SS là người chủ trì cuộc họp bàn bạc về kế go, cuộc diệt chủng nhằm vào khoảng 11 triệu người Do Thái ở châu Âu. Địa điểm diễn ra cuộc họp quan trọng của phát xít Đức này là một biệt thự ven hồ Wannsee ở tây Berlin.

Cuộc họp trên diễn ra vào ngày 20/1/1942. Heydrich được Hermann Goring, cánh tay phải của trùm phát xít Hitler, giao phụ trách lên kế hoạch cho "giải pháp cuối cùng" và phối hợp thực hiện nó với các ban ngành khác trực thuộc chính phủ.

Cuộc họp trên diễn ra vào ngày 20/1/1942. Heydrich được Hermann Goring, cánh tay phải của trùm phát xít Hitler, giao phụ trách lên kế hoạch cho "giải pháp cuối cùng" và phối hợp thực hiện nó với các ban ngành khác trực thuộc chính phủ.

Theo đó, Heydrich mời 14 người tới tham dự cuộc họp đều là những quan chức cấp cao trong chính quyền Đức quốc xã. Phần lớn họ ở độ tuổi ngoài 30.

Theo đó, Heydrich mời 14 người tới tham dự cuộc họp đều là những quan chức cấp cao trong chính quyền Đức quốc xã. Phần lớn họ ở độ tuổi ngoài 30.

Trong số này, 9 quan chức tham gia họp có bằng luật và hơn 50% người tham dự cuộc họp có bằng tiến sĩ.

Trong số này, 9 quan chức tham gia họp có bằng luật và hơn 50% người tham dự cuộc họp có bằng tiến sĩ.

Adolf Eichmann là quan chức đứng đầu bộ phận "trục xuất và các vấn đề liên quan đến người Do Thái" thuộc Bộ Nội vụ, người sau này sẽ đảm nhận việc đưa người Do Thái tới các trại tử thần, được yêu cầu lập biên bản cuộc họp.

Adolf Eichmann là quan chức đứng đầu bộ phận "trục xuất và các vấn đề liên quan đến người Do Thái" thuộc Bộ Nội vụ, người sau này sẽ đảm nhận việc đưa người Do Thái tới các trại tử thần, được yêu cầu lập biên bản cuộc họp.

Biên bản do Eichmann đánh máy trên 15 trang giấy. Dù không đề cập rõ ràng đến hành vi giết người nhưng các quan chức phát xít Đức sử dụng các cụm từ như "sơ tán", "giảm thiểu" hay "điều trị" và phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan chính phủ khác nhau với "những chuyên gia thích hợp" để định đoạt số phận của khoảng 11 triệu người Do Thái.

Biên bản do Eichmann đánh máy trên 15 trang giấy. Dù không đề cập rõ ràng đến hành vi giết người nhưng các quan chức phát xít Đức sử dụng các cụm từ như "sơ tán", "giảm thiểu" hay "điều trị" và phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan chính phủ khác nhau với "những chuyên gia thích hợp" để định đoạt số phận của khoảng 11 triệu người Do Thái.

"Việc di cư hiện được thay thế bằng cách di tản người Do Thái về phía đông như một giải pháp khả thi khác... Trong quá trình giải quyết câu hỏi cuối cùng về người Do Thái này, khoảng 11 triệu người Do Thái sẽ được xem xét", trích biên bản do Eichmann đánh máy.

"Việc di cư hiện được thay thế bằng cách di tản người Do Thái về phía đông như một giải pháp khả thi khác... Trong quá trình giải quyết câu hỏi cuối cùng về người Do Thái này, khoảng 11 triệu người Do Thái sẽ được xem xét", trích biên bản do Eichmann đánh máy.

Biên bản cuộc họp cũng đề cập đến việc "loại bỏ" một phần lớn người Do Thái: "Phân theo các nhóm lớn, chia theo giới tính, những người Do Thái có khả năng lao động sẽ được cử đến các vùng này để xây dựng đường sá. Trong quá trình đó, chắc chắn một phần lớn sẽ bị loại bỏ nhờ sàng lọc tự nhiên. Những người cuối cùng còn lại phải được quan tâm phù hợp vì chắc chắn họ đại diện cho những bộ phận kháng cự mạnh nhất".

Biên bản cuộc họp cũng đề cập đến việc "loại bỏ" một phần lớn người Do Thái: "Phân theo các nhóm lớn, chia theo giới tính, những người Do Thái có khả năng lao động sẽ được cử đến các vùng này để xây dựng đường sá. Trong quá trình đó, chắc chắn một phần lớn sẽ bị loại bỏ nhờ sàng lọc tự nhiên. Những người cuối cùng còn lại phải được quan tâm phù hợp vì chắc chắn họ đại diện cho những bộ phận kháng cự mạnh nhất".

Toàn bộ những quan chức phát xít Đức tham gia cuộc họp trên đều trực tiếp tham gia vào cuộc diệt chủng người Do Thái.

Toàn bộ những quan chức phát xít Đức tham gia cuộc họp trên đều trực tiếp tham gia vào cuộc diệt chủng người Do Thái.

Trong số này, một số người chỉ huy các đơn vị phụ trách việc bắt giữ, sát hại người Do Thái, số khác xây dựng các trại tập trung... Từ đó cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc, phát xít Đức giết hại hơn 6 triệu người Do Thái ở châu Âu.

Trong số này, một số người chỉ huy các đơn vị phụ trách việc bắt giữ, sát hại người Do Thái, số khác xây dựng các trại tập trung... Từ đó cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc, phát xít Đức giết hại hơn 6 triệu người Do Thái ở châu Âu.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-xit-duc-len-ke-hoach-diet-chung-nguoi-do-thai-trong-bao-lau-1736351.html