Phi công Mỹ phát hiện điểm yếu lớn của tiêm kích Su-30MKI

Tiêm kích Su-30MKI có nhược điểm nhanh chóng mất độ cao sau khi điều chỉnh lực đẩy, khiến nó gặp bất lợi trong tình huống không chiến. Đây là điều phi công Mỹ phát hiện ra, hiện phía Nga không đưa ra bình luận.

Quay trở lại năm 2008, một kịch bản hấp dẫn đã diễn ra trong khuôn khổ cuộc không chiến luyện tập giữa một chiếc F-15 của Mỹ và tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF).

Quay trở lại năm 2008, một kịch bản hấp dẫn đã diễn ra trong khuôn khổ cuộc không chiến luyện tập giữa một chiếc F-15 của Mỹ và tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF).

Sự kiện này diễn ra tại cuộc tập trận Red Flag, đánh dấu lần chạm trán đầu tiên của Su-30MKI với đối thủ Mỹ. Đó là khoảnh khắc mà điểm mạnh và điểm yếu của cả hai máy bay được thể hiện rõ nét.

Sự kiện này diễn ra tại cuộc tập trận Red Flag, đánh dấu lần chạm trán đầu tiên của Su-30MKI với đối thủ Mỹ. Đó là khoảnh khắc mà điểm mạnh và điểm yếu của cả hai máy bay được thể hiện rõ nét.

Theo tờ EurAsian Times, các phi công Mỹ tham gia huấn luyện đã chia sẻ một số hiểu biết thú vị. Một phi công của Không quân Mỹ (USAF) đã nêu bật khả năng điều hướng lực đẩy ấn tượng của Su-30MKI. Tuy nhiên lợi thế này nhanh chóng trở thành điểm yếu.

Theo tờ EurAsian Times, các phi công Mỹ tham gia huấn luyện đã chia sẻ một số hiểu biết thú vị. Một phi công của Không quân Mỹ (USAF) đã nêu bật khả năng điều hướng lực đẩy ấn tượng của Su-30MKI. Tuy nhiên lợi thế này nhanh chóng trở thành điểm yếu.

Như viên phi công Mỹ mô tả: "Khi đó chúng tôi bắt đầu kéo vào cuộc chiến tầm gần, và sau đó đột nhiên bạn bắt đầu thấy phần đuôi của Su-30MKI được thay đổi, và nó bắt đầu tạo ra lực đẩy vector".

Như viên phi công Mỹ mô tả: "Khi đó chúng tôi bắt đầu kéo vào cuộc chiến tầm gần, và sau đó đột nhiên bạn bắt đầu thấy phần đuôi của Su-30MKI được thay đổi, và nó bắt đầu tạo ra lực đẩy vector".

"Nhưng sau đó, gần như ngay lập tức, Su-30MKI bắt đầu mất độ cao nhanh chóng, nó rơi từ trên xuống nhanh đến mức bạn thậm chí không phải leo lên mà chỉ cần kéo cần lái về phía sau một chút, tăng ga, kích hoạt vũ khí và lao vào và bắn hạ".

"Nhưng sau đó, gần như ngay lập tức, Su-30MKI bắt đầu mất độ cao nhanh chóng, nó rơi từ trên xuống nhanh đến mức bạn thậm chí không phải leo lên mà chỉ cần kéo cần lái về phía sau một chút, tăng ga, kích hoạt vũ khí và lao vào và bắn hạ".

Viên sĩ quan USAF đã đưa ra một số nhận định, đặc biệt lưu ý việc IAF gặp phải các vấn đề với động cơ phản lực của Nga, các phi công tiêm kích Ấn Độ đối diện nguy cơ gặp va chạm trên không.

Viên sĩ quan USAF đã đưa ra một số nhận định, đặc biệt lưu ý việc IAF gặp phải các vấn đề với động cơ phản lực của Nga, các phi công tiêm kích Ấn Độ đối diện nguy cơ gặp va chạm trên không.

Điều này thể hiện qua việc IAF yêu cầu khoảng thời gian 60 giây giữa các lần cất cánh, khác biệt hoàn toàn với tiêu chuẩn 30 giây thông thường của các lực lượng không quân khác.

Điều này thể hiện qua việc IAF yêu cầu khoảng thời gian 60 giây giữa các lần cất cánh, khác biệt hoàn toàn với tiêu chuẩn 30 giây thông thường của các lực lượng không quân khác.

Ngoài ra phi công người Mỹ khẳng định rằng F-15 vượt trội so với Su-30MKI, trong khi chiếc tiêm kích này được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trong dòng Su-30 vào thời điểm đó.

Ngoài ra phi công người Mỹ khẳng định rằng F-15 vượt trội so với Su-30MKI, trong khi chiếc tiêm kích này được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trong dòng Su-30 vào thời điểm đó.

Nhưng vấn đề khác phải xem xét đó là những hạn chế được áp dụng cho Su-30MKI trong quá trình tập trận. Radar NIIP-BARS N011M mạnh mẽ do Nga sản xuất trên Su-30MKI bị giới hạn ở chế độ huấn luyện, hạn chế đáng kể phạm vi và khả năng của nó.

Nhưng vấn đề khác phải xem xét đó là những hạn chế được áp dụng cho Su-30MKI trong quá trình tập trận. Radar NIIP-BARS N011M mạnh mẽ do Nga sản xuất trên Su-30MKI bị giới hạn ở chế độ huấn luyện, hạn chế đáng kể phạm vi và khả năng của nó.

Điều này là một biện pháp chiến lược để ngăn chặn tình báo Mỹ lập bản đồ hệ thống radar tinh vi. Ngoài ra quy định tập trận còn áp đặt các hạn chế khác, chẳng hạn như cấm phi công Ấn Độ sử dụng đường truyền dữ liệu, mồi nhử và pháo sáng.

Điều này là một biện pháp chiến lược để ngăn chặn tình báo Mỹ lập bản đồ hệ thống radar tinh vi. Ngoài ra quy định tập trận còn áp đặt các hạn chế khác, chẳng hạn như cấm phi công Ấn Độ sử dụng đường truyền dữ liệu, mồi nhử và pháo sáng.

Do vậy khi đối mặt với tên lửa không đối không, Su-30MKI đã bị “bắn hạ” do buồng lái thiếu nhận thức về tình huống, làm tăng khối lượng công việc của phi hành đoàn. Hơn nữa, tên lửa không đối không mạnh nhất của IAF là R-77 không được sử dụng khi tập trận.

Do vậy khi đối mặt với tên lửa không đối không, Su-30MKI đã bị “bắn hạ” do buồng lái thiếu nhận thức về tình huống, làm tăng khối lượng công việc của phi hành đoàn. Hơn nữa, tên lửa không đối không mạnh nhất của IAF là R-77 không được sử dụng khi tập trận.

Trong khi cuộc tập trận Red Flag năm 2008 mang lại những hiểu biết giá trị về khả năng của F-15 và Su-30MKI, điều quan trọng là phải nhận ra những hạn chế ảnh hưởng đến kết quả và từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Trong khi cuộc tập trận Red Flag năm 2008 mang lại những hiểu biết giá trị về khả năng của F-15 và Su-30MKI, điều quan trọng là phải nhận ra những hạn chế ảnh hưởng đến kết quả và từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Hiện tại, Nga đã đưa ra gói nâng cấp cho tiêm kích Su-30SM2 (bản nội địa hóa dựa trên Su-30MKI), trong đó thay đổi đáng chú ý nhất là thay động cơ AL-31FP bằng loại AL-41F1S mạnh mẽ hơn.

Hiện tại, Nga đã đưa ra gói nâng cấp cho tiêm kích Su-30SM2 (bản nội địa hóa dựa trên Su-30MKI), trong đó thay đổi đáng chú ý nhất là thay động cơ AL-31FP bằng loại AL-41F1S mạnh mẽ hơn.

Động cơ AL-41F1S thế hệ mới ngoài khả năng kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC so với 2D TVC ở AL-31FP) thì còn được kỳ vọng khắc phục triệt để nhược điểm mất lực đẩy, tuy nhiên tính năng này cần kiểm nghiệm thêm tại những lần huấn luyện hoặc thực chiến.

Động cơ AL-41F1S thế hệ mới ngoài khả năng kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC so với 2D TVC ở AL-31FP) thì còn được kỳ vọng khắc phục triệt để nhược điểm mất lực đẩy, tuy nhiên tính năng này cần kiểm nghiệm thêm tại những lần huấn luyện hoặc thực chiến.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phi-cong-my-phat-hien-diem-yeu-lon-cua-tiem-kich-su-30mki-post584205.antd