Phí thuê sạp tăng gấp 3, tiểu thương chợ Thủ Đức đứng ngồi không yên

Dù mức giá thuê mới chưa được chính thức áp dụng nhưng các tiểu thương chợ Thủ Đức (TP.HCM) vẫn lo lắng, rầu rĩ bởi tình hình kinh doanh ảm đạm, vắng khách.

 Dù là chợ truyền thống lớn nhất nhì trong khu vực, chợ Thủ Đức cũng không thoát khỏi cảnh buôn bán ảm đạm đã kéo dài từ sau dịch Covid-19 đến tận bây giờ.

Dù là chợ truyền thống lớn nhất nhì trong khu vực, chợ Thủ Đức cũng không thoát khỏi cảnh buôn bán ảm đạm đã kéo dài từ sau dịch Covid-19 đến tận bây giờ.

 Không ít tiệm đã đóng cửa im lìm nhiều ngày và dán bảng “sang quầy” nhưng cũng chẳng có mấy ai đoái hoài tới.

Không ít tiệm đã đóng cửa im lìm nhiều ngày và dán bảng “sang quầy” nhưng cũng chẳng có mấy ai đoái hoài tới.

 Ngủ gật, bấm điện thoại, hát karaoke... là cách các tiểu thương chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức, TP.HCM) giết thời gian trong những ngày chợ vắng khách, ế ẩm.

Ngủ gật, bấm điện thoại, hát karaoke... là cách các tiểu thương chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức, TP.HCM) giết thời gian trong những ngày chợ vắng khách, ế ẩm.

 Khách vốn đã vắng, nay các tiểu thương lại đứng ngồi không yên với nỗi lo tăng giá thuê sạp. Điều này khiến họ khó càng thêm khó, không thể cầm cự việc kinh doanh.

Khách vốn đã vắng, nay các tiểu thương lại đứng ngồi không yên với nỗi lo tăng giá thuê sạp. Điều này khiến họ khó càng thêm khó, không thể cầm cự việc kinh doanh.

 Chia sẻ với Tri Thức - ZNews, anh Nguyễn Tấn Lâm (sinh năm 1972) cho biết đã buôn bán tại khu chợ này hơn 30 năm. Anh cho hay ban quản lý chợ dự kiến tăng phí hoa chi (phí quản lý, vệ sinh - PV) chợ từ 65.000 đồng/ngày lên gấp 3 lần là 200.000 đồng/ngày.

Chia sẻ với Tri Thức - ZNews, anh Nguyễn Tấn Lâm (sinh năm 1972) cho biết đã buôn bán tại khu chợ này hơn 30 năm. Anh cho hay ban quản lý chợ dự kiến tăng phí hoa chi (phí quản lý, vệ sinh - PV) chợ từ 65.000 đồng/ngày lên gấp 3 lần là 200.000 đồng/ngày.

 “Tôi không phản đối chuyện tăng phí. Tuy nhiên, nếu tăng phải có mức độ tăng vừa phải theo từng năm để tiểu thương dễ xoay xở. Kinh doanh khó khăn mà còn phải gánh phí tăng chóng mặt thì tiểu thương sẽ nghỉ hết, không ai ráng buôn bán nổi nữa”, anh Lâm nói thêm.

“Tôi không phản đối chuyện tăng phí. Tuy nhiên, nếu tăng phải có mức độ tăng vừa phải theo từng năm để tiểu thương dễ xoay xở. Kinh doanh khó khăn mà còn phải gánh phí tăng chóng mặt thì tiểu thương sẽ nghỉ hết, không ai ráng buôn bán nổi nữa”, anh Lâm nói thêm.

 Tương tự, cô Sáu (sinh năm 1958) đã có 40 năm bán gạo tại chợ Thủ Đức cho biết sạp của mình đã tăng phí hoa chi từ 18.000 đồng/ngày lên 60.000 đồng/ngày. Sau Tết, tình hình kinh doanh ế ẩm khiến cô Sáu lo lắng không biết sẽ xoay xở ra sao với khoản phí này.

Tương tự, cô Sáu (sinh năm 1958) đã có 40 năm bán gạo tại chợ Thủ Đức cho biết sạp của mình đã tăng phí hoa chi từ 18.000 đồng/ngày lên 60.000 đồng/ngày. Sau Tết, tình hình kinh doanh ế ẩm khiến cô Sáu lo lắng không biết sẽ xoay xở ra sao với khoản phí này.

 Theo văn bản số 14664 do UBND TP Thủ Đức ban hành, 3 vị trí là trung tâm thương mại, chợ Thủ Đức A, chợ Thủ Đức B đều tăng giá thuê sạp. Giá tăng tùy thuộc vào vị trí và lối đi khác nhau giữa các sạp.

Theo văn bản số 14664 do UBND TP Thủ Đức ban hành, 3 vị trí là trung tâm thương mại, chợ Thủ Đức A, chợ Thủ Đức B đều tăng giá thuê sạp. Giá tăng tùy thuộc vào vị trí và lối đi khác nhau giữa các sạp.

 Phòng Kinh tế TP Thủ Đức cho biết giá cho thuê quầy sạp theo quyết định nói trên là giá để tham khảo mời thầu theo cơ chế mới, chưa phải giá áp dụng ngay cho tiểu thương tại chợ.

Phòng Kinh tế TP Thủ Đức cho biết giá cho thuê quầy sạp theo quyết định nói trên là giá để tham khảo mời thầu theo cơ chế mới, chưa phải giá áp dụng ngay cho tiểu thương tại chợ.

 Thời gian qua, TP Thủ Đức đã nhiều lần tổ chức họp với tiểu thương để thông báo và trao đổi các nội dung liên quan về vấn đề trên.

Thời gian qua, TP Thủ Đức đã nhiều lần tổ chức họp với tiểu thương để thông báo và trao đổi các nội dung liên quan về vấn đề trên.

 Theo tư liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển, chợ Thủ Đức ngày nay vốn là một ngôi chợ nhỏ được xây dựng từ thế kỷ 17. Trong suốt thời gian gần 400 năm qua, chợ được mở rộng và tu bổ nhiều lần. Người thiết kế và tổ chức xây chợ là ông Tạ Dương Minh (có tên hiệu là Thủ Đức).

Theo tư liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển, chợ Thủ Đức ngày nay vốn là một ngôi chợ nhỏ được xây dựng từ thế kỷ 17. Trong suốt thời gian gần 400 năm qua, chợ được mở rộng và tu bổ nhiều lần. Người thiết kế và tổ chức xây chợ là ông Tạ Dương Minh (có tên hiệu là Thủ Đức).

Minh Châu - Diệu Thanh

Nguồn Znews: https://znews.vn/phi-thue-sap-tang-gap-3-tieu-thuong-cho-thu-duc-dung-ngoi-khong-yen-post1464654.html