Phiên bản phòng không tầm ngắn AD-08 Majid của Iran có gì lợi hại?

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AD-08 Majid của Iran có nhiều ưu điểm, có thể tiêu diệt hiệu quả UAV và tên lửa hành trình bay thấp.

Vào tháng 10/2021, Quân đội Iran đã lần đầu sử dụng một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn (SHORAD) mới, có tên AD-08 Majid và đã đánh chặn thành công một mục tiêu không người lái. Gần đây Iran đã dần tiết lộ khả năng hoạt động hệ thống phòng không độc đáo này.

Vào tháng 10/2021, Quân đội Iran đã lần đầu sử dụng một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn (SHORAD) mới, có tên AD-08 Majid và đã đánh chặn thành công một mục tiêu không người lái. Gần đây Iran đã dần tiết lộ khả năng hoạt động hệ thống phòng không độc đáo này.

Do Iran có số lượng lớn kẻ thù bên ngoài; trong đó Israel và Mỹ mà Iran cho là những kẻ thù lớn nhất, đều có một số lượng lớn UAV tự sát và tên lửa hành trình tầm thấp, mà các hệ thống phòng không tầm cao rất khó tiêu diệt.

Do Iran có số lượng lớn kẻ thù bên ngoài; trong đó Israel và Mỹ mà Iran cho là những kẻ thù lớn nhất, đều có một số lượng lớn UAV tự sát và tên lửa hành trình tầm thấp, mà các hệ thống phòng không tầm cao rất khó tiêu diệt.

Trước yêu cầu như vậy, Iran đã phát triển nhiều loại tên lửa tầm ngắn cho mục đích này, tên lửa phòng không AD-08 Majid là sự phát triển mới nhất và cố gắng đảm bảo rằng nó có thể đánh chặn càng nhiều càng tốt; đảm bảo sự sống còn của các mục tiêu quan trọng.

Trước yêu cầu như vậy, Iran đã phát triển nhiều loại tên lửa tầm ngắn cho mục đích này, tên lửa phòng không AD-08 Majid là sự phát triển mới nhất và cố gắng đảm bảo rằng nó có thể đánh chặn càng nhiều càng tốt; đảm bảo sự sống còn của các mục tiêu quan trọng.

Vào đầu tháng 10/2020, Iran thông báo việc phát triển hệ thống phòng thủ “Majid” đã hoàn thành và được công bố lần đầu tiên trước công chúng trong cuộc duyệt binh nhân Ngày Quân đội Iran 18/4/2021 và chính thức sử dụng vào tháng 10/2021, trong cuộc tập trận quân sự “Những người bảo vệ bầu trời Velayet 1400”.

Vào đầu tháng 10/2020, Iran thông báo việc phát triển hệ thống phòng thủ “Majid” đã hoàn thành và được công bố lần đầu tiên trước công chúng trong cuộc duyệt binh nhân Ngày Quân đội Iran 18/4/2021 và chính thức sử dụng vào tháng 10/2021, trong cuộc tập trận quân sự “Những người bảo vệ bầu trời Velayet 1400”.

Tên lửa phòng không AD-08 Majid sử dụng khung gầm xe địa hình Aras-2 kiểu 4×4 do Iran sản xuất, được cho là được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe bán tải Toyota Land Cruiser. Xe được trang bị động cơ diesel 200 mã lực, cho tốc độ tối đa 100 km/h và dự trữ hành trình đạt 500 km.

Tên lửa phòng không AD-08 Majid sử dụng khung gầm xe địa hình Aras-2 kiểu 4×4 do Iran sản xuất, được cho là được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe bán tải Toyota Land Cruiser. Xe được trang bị động cơ diesel 200 mã lực, cho tốc độ tối đa 100 km/h và dự trữ hành trình đạt 500 km.

Để có thể bố trí tháp pháo của tên lửa phòng không, thùng sau của xe đã được tháo ra; phía trước và sau xe được lắp đặt 4 kích thủy lực, để ổn định thân xe; phía sau ca bin được lắp một máy phát điện, để cung cấp cho tháp pháo.

Để có thể bố trí tháp pháo của tên lửa phòng không, thùng sau của xe đã được tháo ra; phía trước và sau xe được lắp đặt 4 kích thủy lực, để ổn định thân xe; phía sau ca bin được lắp một máy phát điện, để cung cấp cho tháp pháo.

Phía sau xe được trang bị một trạm vũ khí có thể xoay ngang 360°. Trung tâm của tháp pháo được trang bị một hệ thống tìm kiếm quang điện độc lập (EO), có thể nghiêng và xoay để tìm kiếm các mục tiêu trên không, tầm phát hiện 15 km, có thể theo dõi bốn mục tiêu cùng một lúc và hoạt động tốt ngay cả trong điều kiện ban đêm.

Phía sau xe được trang bị một trạm vũ khí có thể xoay ngang 360°. Trung tâm của tháp pháo được trang bị một hệ thống tìm kiếm quang điện độc lập (EO), có thể nghiêng và xoay để tìm kiếm các mục tiêu trên không, tầm phát hiện 15 km, có thể theo dõi bốn mục tiêu cùng một lúc và hoạt động tốt ngay cả trong điều kiện ban đêm.

Nhưng chỉ với sự phát hiện hệ thống quang điện trên tháp pháo là không đủ, nên người Iran cũng đã ghép nối hệ thống tên lửa AD-08 với radar mảng pha 3D Kashef-99; loại radar này được ra mắt chính thức vào tháng 9/2020 và cũng sử dụng khung gầm xe bán tải.

Nhưng chỉ với sự phát hiện hệ thống quang điện trên tháp pháo là không đủ, nên người Iran cũng đã ghép nối hệ thống tên lửa AD-08 với radar mảng pha 3D Kashef-99; loại radar này được ra mắt chính thức vào tháng 9/2020 và cũng sử dụng khung gầm xe bán tải.

Cách thức bố trí của hệ thống radar Kashef-99, cũng tương tự như trên xe chở tên lửa AD-08; một giá đỡ radar được lắp ở phía sau xe, được trang bị một radar mảng hình chữ nhật. Theo thông báo của Iran, họ chỉ cần sử dụng một radar Kashef-99 duy nhất, để chỉ huy nhiều hệ thống AD-08.

Cách thức bố trí của hệ thống radar Kashef-99, cũng tương tự như trên xe chở tên lửa AD-08; một giá đỡ radar được lắp ở phía sau xe, được trang bị một radar mảng hình chữ nhật. Theo thông báo của Iran, họ chỉ cần sử dụng một radar Kashef-99 duy nhất, để chỉ huy nhiều hệ thống AD-08.

Theo truyền thông Iran, loại radar Kashef-99 có phạm vi phát hiện mục tiêu đến 30 km và có thể phát hiện 300 mục tiêu cùng lúc, và đặc biệt đã tăng cường khả năng phát hiện của các UAV; Kashef-99 có thể phát hiện các mục tiêu UAV nhỏ ở khoảng cách 12 km và tên lửa hành trình có tốc độ lên đến Mach 2.

Theo truyền thông Iran, loại radar Kashef-99 có phạm vi phát hiện mục tiêu đến 30 km và có thể phát hiện 300 mục tiêu cùng lúc, và đặc biệt đã tăng cường khả năng phát hiện của các UAV; Kashef-99 có thể phát hiện các mục tiêu UAV nhỏ ở khoảng cách 12 km và tên lửa hành trình có tốc độ lên đến Mach 2.

Hai bên của bệ phóng AD-08 Majid, bố trí lắp đặt các ống phóng tên lửa, mỗi bệ có thể được lắp đặt từ 2-4 ống phóng tên lửa theo kiểu chéo. Hệ thống có thể lắp được nhiều ống phóng hơn theo kiểu container.

Hai bên của bệ phóng AD-08 Majid, bố trí lắp đặt các ống phóng tên lửa, mỗi bệ có thể được lắp đặt từ 2-4 ống phóng tên lửa theo kiểu chéo. Hệ thống có thể lắp được nhiều ống phóng hơn theo kiểu container.

Tên lửa của hệ thống AD-08 Majid hình trụ thuôn dài, phần đầu gần giống hình bán cầu có đường kính 156mm, dài 2.670 mm, tổng trọng lượng 75 kg; cấu tạo bao gồm một khoang cơ cấu lái, một khoang chứa đầu đạn và động cơ ở đuôi.

Tên lửa của hệ thống AD-08 Majid hình trụ thuôn dài, phần đầu gần giống hình bán cầu có đường kính 156mm, dài 2.670 mm, tổng trọng lượng 75 kg; cấu tạo bao gồm một khoang cơ cấu lái, một khoang chứa đầu đạn và động cơ ở đuôi.

Tên lửa AD-08 Majid được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại hình ảnh thụ động (IIR). Đạn tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu trong cự ly từ 700 m đến 8 km, độ cao từ 20 m đến 6 km.

Tên lửa AD-08 Majid được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại hình ảnh thụ động (IIR). Đạn tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu trong cự ly từ 700 m đến 8 km, độ cao từ 20 m đến 6 km.

Điều thú vị là trong cuộc tập trận “Những người bảo vệ bầu trời Velayet 1400”, tên lửa AD-08 Majid đã phá hủy một lỗ lớn trên mục tiêu không người lái, do va chạm trực tiếp; điều này cho thấy độ chính xác cao của tên lửa.

Điều thú vị là trong cuộc tập trận “Những người bảo vệ bầu trời Velayet 1400”, tên lửa AD-08 Majid đã phá hủy một lỗ lớn trên mục tiêu không người lái, do va chạm trực tiếp; điều này cho thấy độ chính xác cao của tên lửa.

Có thể thấy, khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AD-08 Majid là tương đối toàn diện; đây là vũ khí hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Iran.

Có thể thấy, khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AD-08 Majid là tương đối toàn diện; đây là vũ khí hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Iran.

Những hệ thống phòng không AD-08 Majid sẽ thay thế loại tên lửa phòng không tầm ngắn Rapier do Anh sản xuất, hiện đã lạc hậu, dùng để làm nhiệm vụ phòng không cơ động, bảo vệ các trọng điểm; nhất là bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa, giống như hệ thống Pantsir-S1 của Nga.

Những hệ thống phòng không AD-08 Majid sẽ thay thế loại tên lửa phòng không tầm ngắn Rapier do Anh sản xuất, hiện đã lạc hậu, dùng để làm nhiệm vụ phòng không cơ động, bảo vệ các trọng điểm; nhất là bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa, giống như hệ thống Pantsir-S1 của Nga.

Do có hệ thống phòng không AD-08 Majid có cấu tạo nhỏ và gọn, nên cũng có tiềm năng phát triển thành tên lửa phòng không trên tàu chiến, để bù đắp cho khả năng phòng thủ rất yếu trên những chiến hạm của Iran. Nguồn ảnh: Foxt.

Do có hệ thống phòng không AD-08 Majid có cấu tạo nhỏ và gọn, nên cũng có tiềm năng phát triển thành tên lửa phòng không trên tàu chiến, để bù đắp cho khả năng phòng thủ rất yếu trên những chiến hạm của Iran. Nguồn ảnh: Foxt.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phien-ban-phong-khong-tam-ngan-ad-08-majid-cua-iran-co-gi-loi-hai-1656917.html