Phim 'Cám' chú trọng phục trang trước cả nội dung, liệu có gây hụt hẫng khi ra mắt?

Phim cổ trang Việt Nam giờ đây không chỉ cần trang phục đẹp mà còn phải đúng với bối cảnh, thời điểm câu chuyện. Vậy phim 'Cám' liệu có rơi vào vòng xoáy tranh cãi như nhiều dự án trước đó từng gặp phải?

Xưa nay đã có không ít phim Việt dù được đầu tư kinh phí lớn, hao tâm tổn sức làm ra những bộ trang phục lộng lẫy đẹp mắt nhưng vẫn vướng tranh cãi là sai lệch so với thực tế, nhân vật mặc chưa đúng bối cảnh. Từ phim cổ trang đến phim hiện đại đều rất dễ mắc sạn về phục trang, nên đoàn làm phim Cám càng phải cẩn trọng hơn.

Phim Cám rất chăm chút cho khâu phục trang.

Phim Cám rất chăm chút cho khâu phục trang.

Thế nên đạo diễn Trần Hữu Tấn đã xác định phải làm sao để trang phục phim Cámgần với hình dung của mọi người về câu chuyện này, nhưng cũng phải mới lạ và sáng tạo. Ê-kíp đã mời nhiều chuyên gia về cổ phục, nhà nghiên cứu sử học tư vấn để cho ra những bộ đồ vừa đúng vừa đẹp.

Mỗi thiết kế đều được dựa trên cổ phục của người Việt.

Mỗi thiết kế đều được dựa trên cổ phục của người Việt.

Quy trình chuẩn bị mỗi bộ trang phục cho Cám đều trải qua ba bước. Đầu tiên là vẽ phác thảo từ những nghiên cứu lịch sử và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, phác thảo được đưa qua chuyên gia sử học nhận xét góp ý, cuối cùng mới chuyển đến giám đốc phục trang của phim để may đo. Tất cả nhằm đảm bảo tiêu chí “hay dở tính sau, phục trang phải đúng trước”.

Cô Tấm mặc đồ đơn giản đằm thắm.

Cô Tấm mặc đồ đơn giản đằm thắm.

Vì truyện cổ tích Tấm Cám chưa xác định rõ được niên đại nên ê-kíp đã tập trung vào trang phục người Việt giai đoạn cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng của cổ phục, tổ phục trang còn chú ý vào các chi tiết như cách mặc sao cho đúng, đắp vạt áo theo cách của người Việt thế nào. Rồi mỗi giai cấp lại mặc đồ có chất liệu khác nhau, trang sức phụ kiện cho nhân vật cũng phải tương ứng với thân phận của họ.

Nhưng khi làm thái tử phi, Tấm lại vô cùng lộng lẫy.

Nhưng khi làm thái tử phi, Tấm lại vô cùng lộng lẫy.

Phân đoạn Thái tử rước Tấm về cung cần nhiều trang phục đặc biệt nhất, vừa phải thể hiện được không khí trang trọng của buổi lễ cũng như địa vị hoàng tộc. Bộ trang phục Thái tử phi mà Rima Thanh Vy khoác lên có nhiều lớp, bên trong là áo Giao lĩnh, khoác ngoài Đối khâm, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Ngoài ra, trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài và kim hoa chạm khắc công phu bằng vàng, khăn nhiễu với ngọc bội tượng trưng cho sự uy quyền của phụ nữ quý tộc xưa.

Hoài Nam - Ảnh: ĐPCC

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/phim-cam-chu-trong-phuc-trang-truoc-ca-noi-dung-lieu-co-gay-hut-hang-khi-ra-mat-post1665367.tpo