Phim tài liệu: Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc
Công giáo, sau khoảng hơn 4 thế kỷ giảng Tin Mừng ở Việt Nam hiện nay đã có được một giáo hội nhiệt thành sùng đạo và hòa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Để có được kết quả ấy, lịch sử công giáo ở Việt Nam đã trải qua rất nhiều thử thách cam go và biến cố trọng đại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đạo và đời, giữa giáo hội và dân tộc.
Linh mục Phê rô Phạm Bá Trực, Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa đầu tiên yên nghỉ tại nhà thờ giáo xứ Yên Huy, huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Vào các ngày giỗ, ngày lễ chính quyền và các cấp ngành, giáo dân thường vẫn tổ chức dâng hương tưởng nhớ đến vị Linh mục đặc biệt này. Tại đây, cách đây gần 70 năm, vào tháng 10/1954 ông Phan Anh, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Kinh tế đã thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bài điếu văn Linh mục do chính Người viết. Bài điếu có đoạn "Trong mọi việc, cụ đã kết hợp đạo đức bác ái theo lời Chúa dạy với tinh thần nồng nàn yêu nước của người đại biểu chân chính cho nhân dân Việt Nam". Linh mục Phạm Bá Trực là người công giáo tiêu biểu trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Ông đã kiên quyết, dũng cảm lựa chọn con đường đồng hành với dân tộc khi giáo hội cấm các giáo sĩ tham gia chính trị và xem việc đi theo cộng sản và Chính phủ Hồ Chí Minh là đi ngược lại với lợi ích của giáo hội. Là người công giáo và đại biểu quốc hội từ năm 1987, khi giáo hội đã đổi mới, có đường hướng gắn bó với quê hương đất nước, vậy nhưng Linh mục Phan Khắc Từ cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều giáo dân chưa kịp chuyển biến về nhận thức. Hơn ai hết ông hiểu được những gian truân mà Linh mục Phạm Bá Trực đã gặp. Có được tầng lớp đi theo kháng chiến như Linh mục Phạm Bá Trực là cũng là nhờ chính sách đại đoàn kết dân tộc và quan điểm lương giáo đoàn kết và tự do tín ngưỡng được Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực tế tư tưởng của Bác Hồ về tôn giáo đã hình thành từ trước đó, trên hành trình Người đi tìm đường cứu nước. Sau này, khi trở về hoạt động ở Việt Nam, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trong những chính sách của Chính phủ, Người đã tìm ra các hình thức thích hợp để khuyến khích những người công giáo đi theo cách mạng và việc ra đời Mặt trận Việt Minh là để tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân trong đó công giáo. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp có những thời điểm có đến 5000-6000 người công giáo tham gia kháng chiến. Để đến với cách mạng, họ đã vượt qua kỷ luật sắt của giáo quyền gồm cả Tòa thánh Roma lẫn giáo hội công giáo Việt Nam. Họ đều lựa chọn cách tìm về và sống phúc âm giữa lòng dân tộc. Lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc đã chứng minh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta bất luận trong hoàn cảnh nào đều đưa dân tộc Việt Nam vượt lên mọi khó khăn thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và trong tiến trình lịch sử đó mỗi tôn giáo đều có vai trò quan trọng cùng dân tộc viết lên những trang sử hào hùng. Không giống như tôn giáo khác, hành trình của Công giáo đến với Việt Nam và trở thành một loại hình tôn giáo phát triển như hiện nay ở Việt Nam đã trải qua thử thách để tìm ra con đường đi đúng đắn. Và chính từ trong hành trình đầy thử thách và cam go ấy, tư tưởng về một con đường đã trở thành một biến số vĩnh hằng đó là con đường "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào". Đó là con đường đồng hành cùng dân tộc Việt Nam.
Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/phim-tai-lieu-song-phuc-am-giua-long-dan-toc