Phim Việt cần những tác phẩm bề sâu hơn là chạy theo xu hướng

Trong thời gian vừa qua, sự 'ngã ngựa' của hàng loạt những tác phẩm điện ảnh sản xuất theo thị yếu của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy vấn đề tồn tại thật sự của chúng ta nằm ở đâu.

Điện ảnh Việt trải qua giai đoạn thăng trầm trong 3 năm, kể từ 2019 đến 2021. Quãng thời gian khởi sắc phải nhắc đến là vào năm 2019 với 41 tác phẩm ra rạp và doanh thu 4.100 tỷ đồng.

Khi Bố già cán mốc 400 tỷ đồng, Tiệc trăng máu, Mắt biếc gia nhập câu lạc bộ gần hai trăm tỷ đồng doanh thu phòng vé, giới chuyên môn, khán giả từng kỳ vọng khá nhiều vào ngành điện ảnh non trẻ của Việt Nam.

Điện ảnh Việt trải qua giai đoạn thăng trầm trong 3 năm, kể từ 2019 đến 2021.

Điện ảnh Việt trải qua giai đoạn thăng trầm trong 3 năm, kể từ 2019 đến 2021.

Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, có thời gian, không ít người tiên đoán rằng Việt Nam sẽ trở thành "Hàn Quốc kế tiếp" trong bức tranh ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu.

Thế nhưng, sự lạc quan của giới mộ điệu về điện ảnh Việt mới chớm nở đã sớm vụt tắt bởi hàng chục tác phẩm với chất lượng thảm họa, doanh thu bết bát thời gian gần đây.

Sau dịch, điện ảnh Hollywood, Bollywood hay Hàn Quốc, Thái Lan từng bước phục hồi và khởi sắc. Trong khi đó, điện ảnh Việt lại phát triển theo chiều hướng đi xuống.

Đến năm 2020, trong 24 tác phẩm công chiếu, có 3 phim đạt doanh thu trên trăm tỷ đồng, gồm Tiệc trăng máu, Gái già lắm chiêu 3Chị Mười Ba 2: 3 ngày sinh tử; 15 phim có doanh thu dưới 10 tỷ đồng, trong đó có 6 phim đạt dưới 1 tỷ đồng.

Vào năm 2021, trong 14 phim điện ảnh Việt ra mắt công chúng có 2 phim trên trăm tỷ đồng là Bố giàLật mặt 5. Tác phẩm Bố già của Trấn Thành cán mốc doanh thu gần 400 tỷ đồng, lập kỷ lục mới cho điện ảnh nước nhà.

Tuy nhiên, ngoài hai tác phẩm kể trên, một loạt bộ phim có doanh thu bết bát được ghi nhận: Võ sinh đại chiến, Kiều, Song song, Kiều@, Mỹ nhân thần sách, Sám hối, Cậu Vàng

Những cú "ngã ngựa" khá đau dù quy tụ dàn diễn viên đình đám.

Những cú "ngã ngựa" khá đau dù quy tụ dàn diễn viên đình đám.

Doanh thu dưới 5 tỷ đồng của các phim kể trên xuất phát từ chất lượng trung bình của từng tác phẩm. Trong đó, Kiều, Kiều@ hay Cậu Vàng bị giới chuyên môn nhận xét là thảm họa điện ảnh Việt.

Không dừng lại ở đó, năm 2022 tiếp tục là chuỗi thất bại nối dài của phim Việt với Người tình, Duyên ma, 578: Phát đạn của kẻ đen, Kẻ thứ ba, Maika: Cô bé đến từ hành tinh khác

Sau một năm chết lâm sàng, điện ảnh Việt tưởng bước sang trang mới vào năm 2022 khi số lượng phim dồi dào, đa dạng thể loại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng phim nội địa ngày càng khiến khán giả ngán ngẩm. Doanh thu phòng vé vì thế cũng tỷ lệ thuận với thất bại của phim Việt.

Dù các nhà làm phim đã cố gắng đa dạng loại hình, thậm chí chạy theo xu hướng để đưa tác phẩm của mình tới đông đảo khán giả. Tuy nhiên trên thực tế lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.

Từ những bộ phim đầu tiên về đề tài thây ma, phim kinh dị hay những phim dã sử. Từ những dàn diễn viên, ngôi sao hạng A cho đến những nhân vật mới để tạo sức hút nhưng đều thất bại.

Nếu nhìn lại những tác phẩm thành công, đạt doanh thu trăm tỷ trong thời điểm trước cũng dễ dàng nhận thấy thị yếu của khán giả Việt vẫn sẽ dành cho những thể loại phim hài nhưng nội dung ý nghĩa và mang bài học sâu sắc.

Năm 2022 tiếp tục là chuỗi thất bại nối dài của phim Việt.

Năm 2022 tiếp tục là chuỗi thất bại nối dài của phim Việt.

Còn những dạng phim thị trường thì phải chấp nhận một sự thật là Việt Nam chưa thể đủ kinh phí, kinh nghiệm và tầm để làm hay những thể loại đó. Ví dụ như dòng phim dã sử hay phim kinh dị.

Nhiều nhà sản xuất cho rằng nếu làm một dòng phim mãi thì cũng chán nên họ muốn tự thử thách bằng thực hiện những thể loại phim khó hơn. Nhưng bài học được rút ra sau những cú "ngã ngựa" là dù thay đổi đến đâu thì hãy nhớ cốt lõi vẫn là sự nhận thức và thị yếu của khán giả Việt chứ đừng mù quáng chạy theo xu thế.

Đạo diễn Lý Hải nhìn nhận sân nhà vẫn là lợi thế lớn của các tác phẩm điện ảnh Việt. Để thu hút khán giả quay lại với phim Việt, không còn giải pháp nào khác ngoài việc nhà sản xuất, đạo diễn buộc phải nâng cao chất lượng tác phẩm.

"Chất lượng phim quyết định sự sống còn của điện ảnh Việt dù ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa", đạo diễn khẳng định.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn cũng cho biết: "Giới làm phim phải tạo ra được những bộ phim mang tính toàn cầu mà vẫn mang những nét độc đáo của đất nước. Trên hành trình mới này, nâng niu và bồi đắp sức sáng tạo, tính nguyên bản cho phim Việt Nam là sứ mệnh không của riêng ai. Sau một quãng thời gian phát triển về số lượng, giờ là lúc bắt đầu phát triển về chất lượng. Để tiếp tục mơ những giấc mơ lớn hơn, phim Việt nhất định phải khẳng định được niềm tin nơi khán giả nhà và chiếm giữ được tình yêu bất diệt trên chính quê hương".

Điện ảnh Việt Nam đang theo chiều hướng đi xuống trong khi Hollywood, Bollywood hay Hàn Quốc, Thái Lan từng bước phục hồi và khởi sắc.

Điện ảnh Việt Nam đang theo chiều hướng đi xuống trong khi Hollywood, Bollywood hay Hàn Quốc, Thái Lan từng bước phục hồi và khởi sắc.

Minh Anh

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/phim-viet-can-nhung-tac-pham-be-sau-hon-la-chay-theo-xu-huong-219279.html