Phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan

Ngày 28/11, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. PGS,TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Ngày 28/11, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. PGS,TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu được phổ biến, quán triệt một số nội dung cơ bản, điểm mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP, ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP, ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, các đại biểu thảo luận, làm rõ những nội dung liên quan đến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số 10/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, ngày 10/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật gồm 6 chương và 91 điều, quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt, Luật cụ thể hóa đầy đủ phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở vững chắc cho việc phát huy quyền làm chủ, vai trò tự quản của nhân dân.

Hội nghị góp phần trang bị kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, từ đó triển khai hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy tốt vai trò làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, giám sát công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh...

L.N

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/184260/pho-bien-luat-thuc-hien-dan-chu-o-co-so-va-cac-van-ban-lien-quan.htm