Phố lụa Hà Nội xưa và nay

Phố Hàng Đào nằm ở phía Bắc Hồ Gươm, xưa có tên 'Rue de la Soie' là một trung tâm nhuộm tơ lụa và sầm uất nhất Hà Nội thời bấy giờ.

Phố Hàng Đào xưa và nay

Đến nay diện mạo con phố đã có nhiều đổi thay, kinh doanh chuyển sang buôn bán quần áo may sẵn và trở thành phố du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đào có tên là "Rue de la Soie" nghĩa là "phố lụa". Xưa kia, nơi đây có nghề nhuộm màu và theo nhiều nhà nghiên cứu, từ "đào” (hay "điều”) với nghĩa "màu đỏ” là xuất phát từ cái nghề nhuộm màu này. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đào có tên là "Rue de la Soie" nghĩa là "phố lụa". Xưa kia, nơi đây có nghề nhuộm màu và theo nhiều nhà nghiên cứu, từ "đào” (hay "điều”) với nghĩa "màu đỏ” là xuất phát từ cái nghề nhuộm màu này. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Từ thế kỉ thứ 15, 16, người dân từ nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là từ Hải Dương, đã đến đây lập nên phường Đại Lợi chuyên làm nghề nhuộm tơ lụa, khiến cho Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và sầm uất nhất Hà Nội thời bấy giờ. Trong ảnh là số nhà 90 Rue de la Soie xưa. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Từ thế kỉ thứ 15, 16, người dân từ nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là từ Hải Dương, đã đến đây lập nên phường Đại Lợi chuyên làm nghề nhuộm tơ lụa, khiến cho Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và sầm uất nhất Hà Nội thời bấy giờ. Trong ảnh là số nhà 90 Rue de la Soie xưa. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Số nhà 90 vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và đổi tên thành 90 Hàng Đào,

Số nhà 90 vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và đổi tên thành 90 Hàng Đào,

Số nhà 90 Hàng Đào ở tầng một nay đã bị chia tách thành 3 nhà riêng biệt là 90A; 90; 90B

Số nhà 90 Hàng Đào ở tầng một nay đã bị chia tách thành 3 nhà riêng biệt là 90A; 90; 90B

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), phố Hàng Đào (Rue de la Soie) bắt đầu mang dáng dấp của một con phố hiện đại. Đến năm 1930, hàng loạt các cửa hàng tạp hóa bán đồ hiệu sang trọng của Pháp bắt đầu xuất hiện khắp các con phố như nước hoa, mỹ phẩm, mũ dạ, mùi xoa, phu-la… Nguồn: Ảnh tư liệu.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), phố Hàng Đào (Rue de la Soie) bắt đầu mang dáng dấp của một con phố hiện đại. Đến năm 1930, hàng loạt các cửa hàng tạp hóa bán đồ hiệu sang trọng của Pháp bắt đầu xuất hiện khắp các con phố như nước hoa, mỹ phẩm, mũ dạ, mùi xoa, phu-la… Nguồn: Ảnh tư liệu.

Chính tại ngôi nhà số 10 và 63 ngày nay, cụ Lương Văn Can cùng các sĩ phu yêu nước đã lập nên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp.

Chính tại ngôi nhà số 10 và 63 ngày nay, cụ Lương Văn Can cùng các sĩ phu yêu nước đã lập nên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp.

Người Hàng Đào từ lâu vẫn nổi tiếng là người thanh lịch, con người của “Kinh Kỳ” kiểu cách đến thành cầu kì, hào nhoáng. Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa và phong trào yêu nước kháng Pháp năm 1907. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Người Hàng Đào từ lâu vẫn nổi tiếng là người thanh lịch, con người của “Kinh Kỳ” kiểu cách đến thành cầu kì, hào nhoáng. Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa và phong trào yêu nước kháng Pháp năm 1907. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Kiến trúc nhà ống ngày nay trên phố Hàng Đào.

Kiến trúc nhà ống ngày nay trên phố Hàng Đào.

Hiện nay vẫn còn tấm bia có từ năm 1706 ghi rõ tên cụ tổ sư nghề nhuộm là người của phường và là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, đũi, băng, sa, xuyến, chồi… Nguồn: Ảnh tư liệu.

Hiện nay vẫn còn tấm bia có từ năm 1706 ghi rõ tên cụ tổ sư nghề nhuộm là người của phường và là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, đũi, băng, sa, xuyến, chồi… Nguồn: Ảnh tư liệu.

Phần lớn nhà trên phố là nhà hai tầng với kiểu kiến trúc rất đặc trưng của phố cổ Hà Nội.

Phần lớn nhà trên phố là nhà hai tầng với kiểu kiến trúc rất đặc trưng của phố cổ Hà Nội.

Hệ thống đường ray tàu điện bánh sắt do người Pháp xây dựng chạy dọc phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Theo tuyến phố Hàng Gai nối trung tâm với phần Tây Nam thành phố. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Hệ thống đường ray tàu điện bánh sắt do người Pháp xây dựng chạy dọc phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Theo tuyến phố Hàng Gai nối trung tâm với phần Tây Nam thành phố. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Đình Đồng Lạc ở số nhà 38 thờ thần Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn.

Đình Đồng Lạc ở số nhà 38 thờ thần Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn.

Hiện nay, diện mạo của phố cổ Hàng Đào đã hoàn toàn thay đổi. Vẫn đóng vai trò là phố buôn bán chính, sầm uất, đông đúc nhất Hà Nội, nhưng phố Hàng Đào chuyên bán quần áo phục vụ khách du lịch và người dân Hà thành.

Hiện nay, diện mạo của phố cổ Hàng Đào đã hoàn toàn thay đổi. Vẫn đóng vai trò là phố buôn bán chính, sầm uất, đông đúc nhất Hà Nội, nhưng phố Hàng Đào chuyên bán quần áo phục vụ khách du lịch và người dân Hà thành.

(Theo Dân trí)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/pho-lua-ha-noi-xua-va-nay-584256.html