Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh
Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2023,Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định ngành Ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh
Tinh thần chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp
Phát biểu tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023, Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái cho biết, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã xác định chủ đề năm 2023 là "Năm quốc gia về dữ liệu số”; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) và Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.
Theo Phó Thủ tướng, ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, ngành Ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh; góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đặt ra trong năm 2023 là “năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”; thực hiện tốt quan điểm phát triển đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Đảng: "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao về việc Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn thông điệp chuyển đổi số của ngành Nngân hàng năm nay là “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”. “Đây là lần thứ 2 tôi tham dự sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng và qua 2 lần trải nghiệm, trực tiếp chứng kiến các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng, tôi thật sự ấn tượng về những thành quả mà ngành ngân hàng đã đạt được” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định.
Lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ ra, chỉ trong thời gian chưa đến một năm, từ tháng 8/2022 đến nay, ngành Ngân hàng đã có thêm rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với. “Tôi cũng cảm nhận được một cách rõ rệt tinh thần chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp xuyên suốt từ phát biểu của đồng chí Thống đốc, báo cáo kết quả 2 năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng và các bài tham luận trình diễn cũng như thuyết minhgiới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng tại các gian hàng” - Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng, những thông tin về sản phẩm dịch vụ, số liệu về tốc độ tăng trưởng,.. là minh chứng thuyết phục về những kết quả chuyển đổi số mà ngành Ngân hàng đã đạt được như: Một là, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%; tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, mã QR tăng trưởng hàng năm đạt trên 100%; nhiều chỉ số đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Ngành,... Hai là, hệ thống nhiều dịch vụ ngân hàng có thể được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có ngay kết quả; Ba là, nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được thiết kế phù hợp cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng được tiếp cận, sử dụng,...
Tiên phong về chuyển đổi số
Phó Thủ tướng nhìn nhận, ngành Ngân hàng đã và đang tích cực triển khai Đề án 06/CP của Thủ tướng Chính phủ để ứng dụng dữ liệu dân cư trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng với nhiều sản phẩm - dịch vụ thiết thực, phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
Theo báo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công an đã ký Kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 với 11 đầu việc và 35 nhiệm vụ cụ thể, có phân công trách nhiệm, thời hạn hoàn thành cụ thể. T, trong đó, đặt ra một mục tiêu rất ấn tượng là: p Phấn đấu đến tháng 6/2023, sẽ đối soát, hoàn thành xác thực xong 51 triệu thông tin tín dụng khách hàng.
Theo báo cáo của Bộ Công an, đến tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an (C06) hoàn thành xác thực hơn 25/51 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tăng hơn 7 triệu thông tin so với tháng 3/2023; trong đó, đã có 21,3 triệu thông tin khách hàng trùng khớp đạt tỷ lệ 83,28%.
“Tôi cho rằng mục tiêu này sẽ hoàn thành đúng thời hạn nếu Ngân hàng Nhà nước quyết tâm và có cách làm khoa học, phù hợp thực tiễn. Nhân đây, Tôi đề nghị Bộ Công an cùng với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham khảo để thúc đẩy triển khai hiệu quả Đề án 06” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị.
Lãnh đạo Chính phủ cũng cho biết, tại các cuộc họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong các Bộ, ngành luôn được biểu dương về những nỗ lực, cố gắng, đạt kết quả đi đầu trong triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao,... đóng góp quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, mà Đề án 06 là một trong những Đề án trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và qua theo dõi chung, Lãnh đạo Chính phủ đánh giá thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã quan tâm thực hiện tốt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đặc biệt Ngân hàng Nhà nước cùng các đơn vị trong ngành đã bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Sự kiện “Ngày chuyển đổi số” của ngành vào tháng 8/2022, tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành, phối hợp với Bộ Công an và bộ, ngành liên quan tích hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của ngành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
3 nhóm nhiệm vụ cho chuyển đổi số
Theo Phó Thủ tướng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là vấn đề mới, khó, phức tạp; do đó cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; làm thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí; chuyển đổi số phảiphải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho ngươi người dân, doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, tiếp nối, phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, lãnh đạo Chính phủ đề nghị ngành Ngân hàng tiếp tục quán triệt, thống nhất, quyết liệt tổ chức triển khai tốt các nhóm nhiệm vụ:
Thứ nhất, về kiến tạo xây dựng, cải cách thể chế: Cần tiếp tục chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo sự hài lòng, gắn bó của khách hàng; trong đó, tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi các văn bản luật của ngành: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Ngân hàng Nhà nước,...
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng,..…
Thứ hai, về hạ tầng số: Chuyển đổi số phải được thực hiện, thúc đẩy một cách tổng thể để đảm bảo đảm hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành, trong đó hạt nhân là như hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng, để phải làm hạt nhân và theo kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển của các hệ thống vệ tinh là các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán.
Cần có sự kết nối, liên kết giữa ngành Ngân hàng. Cụ thể là các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán với các ngành, lĩnh vực khác, nhất là kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt.
“Nhân đây, tôi cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thúc đẩy kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực để phát triển hệ sinh thái số các dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng, mang lại giá trị mới và lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp” - Phó Thủ tướng yêu cầu.
Thứ ba, về an ninh, an toàn: Xu hướng toàn cầu hóa, chuyển đổi số cũng sẽ đi liền với rủi ro về tội phạm công nghệ cao, an ninh tiền tệ ngày càng gia tăng với các thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác đảm bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng cần được quan tâm chú trọng, câần có sự cân bằng hợp lý giữa đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ với đầu tư cho công tác đảm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin; giữa trải nghiệm, thuận tiện khách hàng với bảo mật dữ liệu, bảo vệ khách hàng khi giao dịch trên kênh số.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hiểu biết thông giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp hiểu biết, để có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách thuận tiện, an toàn và phòng, tránh rủi ro bị tội phạm lợi dụng, lừa đảo, đánh cắp thông tin,...