Phóng 2 vệ tinh theo dõi nước biển dâng
Vệ tinh Sentinel-6 bao gồm 2 vệ tinh sinh đôi Sentinel-6A và Sentinel-6B để nghiên cứu những thay đổi trong dòng hải lưu, biến đổi khí hậu như hiện tượng El Nino, La Nina, mưa bão, lũ lụt...
Vệ tinh Sentinel-6 đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng vệ tinh này lên vũ trụ vào tháng 11/2020.
Sentinel-6/Jason CS là vệ tinh có nhiệm vụ quan sát Trát đất lâu nhất của NASA trong việc nghiên cứu mực nước biển dâng. Vệ tinh có khả năng cung cấp chi tiết về số liệu các phép đo, từ đó xây dựng bộ dữ liệu về mực nước biển của Trái đất trong 40 năm qua. Đây là vệ tinh có sự hợp tác giữa NASA và các nước châu Âu, dự kiến được phóng vào tháng 11/2020.
Vệ tinh Sentinel-6 bao gồm 2 vệ tinh sinh đôi Sentinel-6A và Sentinel-6B để nghiên cứu những thay đổi trong dòng hải lưu, biến đổi khí hậu như hiện tượng El Nino, La Nina, mưa bão, lũ lụt... Hai vệ tinh thực hiện thu thập dữ liệu đại dương toàn cầu trong 10 ngày. Ngoài ra, Sentinel-6 cung cấp thêm những dữ liệu về dòng chảy phức tạp, hướng di chuyển dòng chảy, có lợi cho ngư dân.
Vệ tinh Sentinel-6/Jason CS là sự kết hợp và cải tiến của bộ 3 vệ tinh Jason-1, Jason-2 và Jason-3. Ba vệ tinh này có nhiệm vụ đo đạc mực nước biển dâng trong nhiều năm trước. Kết quả của 3 vệ tinh cho biết, nước biển đã dâng khoảng 3 mm vào năm 1990, 3.4 mm hiện nay.
Nhà khoa học Josh Willis thuộc phòng thí nghiệm NASA ở Pasadena, California cho biết: "Mực nước biển dâng là minh chứng điển hình cho quá trình biến đổi khí hậu, nếu 70% bề mặt Trái đất dâng cao, có nghĩa là 70% Trái đất đang biến đổi và phát triển".