Phòng, chống dịch Covid-19: Ai đã phản bội lòng tin?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm của Chính phủ là 'Chống dịch như chống giặc'. Chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo toàn sức khỏe, tính mạng của người dân. Mới đây, Thủ tướng cũng chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh những người có hành vi khai báo gian dối, giấu bệnh, trốn tránh cách ly, không tuân thủ quy trình y tế.
Ai phản bội lòng tin?
Nhìn lại dòng sự kiện công tác phòng chống Covid-19 trong hơn 2 tháng qua, Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia an toàn. Đó là thành quả của những nỗ lực chống dịch triệt để của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng lòng, chung tay và ý thức của toàn dân.
Vậy mà cũng không ít người đang được dư luận cho là đã “phản bội lòng tin”.
Như trường hợp bệnh nhân 17 (BN17), do khai báo không trung thực hành trình đi qua vùng dịch Italia, Pháp, khi từ London về nước đã lây lan, liên quan đến bác ruột, tài xế và người giúp việc trong gia đình.
Đối với BN34 một nữ doanh nhân ở Bình Thuận cũng bị dư luận xem trường hợp phản bội lòng tin. Từ việc có đến 3 lần cố tình gian dối trong khai báo lịch trình đi lại sau khi về nước Mỹ. Trong số 11 ca bệnh Covid-19 liên quan tới BN34, có 8 người tiếp xúc gần và 2 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng là bệnh nhân 43, 44 và 65; trong đó, có cả chồng và các con cháu của mình.
Một trường hợp khác, là người đàn ông ở thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, ca nhiễm số 61 khiến tỉnh Ninh Thuận phải phong tỏa một thôn gần 5.000 người dân trong vòng 28 ngày do cố tình khai báo thiếu trung thực sau khi trở về từ Malaysia.
Hành vi trốn tránh cách ly, khai báo y tế vòng vo, thiếu trung thực của người trở về từ vùng dịch đã gây khó khăn cho việc kiểm soát kịp thời sự lây lan dịch bệnh, khiến cho việc khoanh vùng những người tiếp xúc và kiểm soát dịch trở nên khó khăn. Hành vi này còn làm mất nhiều thời gian để phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm và kéo theo nhiều hệ lụy.
Thử nhìn sang Singapore, tòa án nước này đang tiến hành những bước để xét xử ông Hu Jun, 38 tuổi, công dân Vũ Hán, Trung Quốc, cùng vợ là bà Shi Sha, 36 tuổi, công dân Singapore từ cáo buộc của Bộ Y tế nước này là “ông Hu bà Shi do việc khai báo không thành thật, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng”.
Theo trang Channel News Asa, nếu như bị kết án là có tội theo Đạo luật Bệnh Truyền nhiễm, ông Hu bà Shi, mỗi người có thể đối mặt mức phạt hành chính lên tới 10.000 đôla Singapore, hoặc 6 tháng tù giam, hoặc chịu cả hai hình phạt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhắc đi nhắc lại quan điểm của Chính phủ là "Chống dịch như chống giặc", thà chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo toàn sức khỏe, tính mạng của người dân. Mới đây, Thủ tướng cũng chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh những người có hành vi khai báo gian dối, giấu bệnh, trốn tránh cách ly, không tuân thủ quy trình y tế.
Cần phải xử lý nghiêm minh
Ngày 28/2/2020 Chính phủ ban hành Nghị Quyết 20/NQ-CP về việc áp dụng đăng ký sản lượng sản xuất và chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm này, đã có hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang bị thu giữ do vi phạm pháp luật kinh doanh.
Trong hàng trăm nghìn khẩu trang y tế bị bắt giữ, có thể nhìn ra nhiều hành vi vi phạm khác nhau như buôn lậu, sản suất giả, không nhãn mác, vận chuyển không chứng từ nguồn gốc… Pháp lý xử phạt các hành vi này không thiếu.
Từ Luật giá 2012 với quy định cấm lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, thì với hành vi bán khẩu trang cao hơn giá niêm yết;
Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nếu có căn cứ để xác định khẩu trang y tế là hàng giả, hàng nhái;
Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
Thậm chí có thể xử lý hình sự người nào có hành vi đầu cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh theo Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015
Pháp luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả cũng quy định “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật;…” cũng sẽ bị xử lý theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015…
Tin vừa nhận, mới đây Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh xử phạt hành chính chủ hiệu thuốc Hoa Sen tại số 19, tổ 1, khu 8, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long số tiền 25 triệu đồng vì hành vi lợi dụng dịch bệnh bán 3 hộp khẩu trang y tế với giá 200.000 đồng/hộp, tăng 140.000 đồng so với thời điểm trước khi có dịch. Thông tin này được dư luận đồng tình tán thưởng.
Như vậy, với những vụ việc vi phạm có số lượng đến vài chục nghìn, thậm chí vài trăm nghìn khẩu trang bị bắt gữ thời gian qua xử lý ra sao? Dư luận đang chờ thông tin công khai từ các cơ quan chức năng.
Cùng với việc xử lý những đối tượng mua gom, đầu cơ, nâng giá, vận chuyển lậu qua biên giới; còn là hàng loạt các nhà sản xuất và chủ nhân của các nhãn hàng như PANDA, EURO, FAMAPRO, LEHACo, Vinapro, Tuấn Phương, FORTURE… Công ty cổ phần mỹ phẩm Hani tại 43 đường Nguyễn Bá Tòng, phường 11, quận Tân Bình; Công ty TNHH mỹ phẩm Dạ Lan địa chỉ 37 đường số 4, khu dân cư City Land, phường 5, quận Gò Vấp; Kho hàng tại số 4 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú; Công ty TNHH TP Mask, địa chỉ 29/12/25 đường số 8, KP 16, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh; Công ty TNHH TP Mask, địa chỉ 29/12/25 đường số 8, KP 16, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân; Công ty TNHH TMSX Thiết bị Vinapro T-T, 87/8, đường số 3, Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân; Công ty TNHH SX TM DV Lê Hằng, địa chỉ tại 55/3A, Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6; Công ty TNHH Mỹ phẩm Hoa Mai Vàng, ở 60/41/31 Nguyễn Văn Cự, KP5, phường Tân Tạo A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh; Công ty TNHH MTV TM DV Đức Việt ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú Công ty CP SX & XNK Thiết bị y tế Khang Việt MST 1101931818, ở 147A tỉnh lộ 830, ấp 9, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An…
Pháp luật hiện hành không thiếu các quy định để xử lý hành vi khai báo gian dối, trốn cách ly phòng dịch… Dư luận cũng đang mong chờ xử phạt thích đáng những trường hợp này. Thậm chí đòi hỏi cơ quan chức năng điều tra những chứng cứ cụ thể xử lý hình những trường hợp này để làm gương.
Chưa có vụ xử lý hình sự nào?
Nhìn lại chuyện tái lập trật tự thị trường trong thời gian qua với các mặt hàng phục vụ chống dịch như nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế, … Theo thống kê từ Tổng cục Quản lý thị trường, trong kỳ báo cáo ngày 18/3/2020, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 76 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, xử lý 22 cơ sở, phạt tiền 94.750.000 đồng.
Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 18/03/2020, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 6.644 cơ sở. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 2.351.906.000 đồng.