Phòng không Nga tước đi lợi thế cốt lõi của máy bay tàng hình Mỹ

Máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ không còn có thể 'biến mất' giữa không trung khi các hệ thống phòng không Nga xóa nhòa tính hiệu quả của những công nghệ từng được coi là đột phá.

Trên tờ EurAsian Times của Ấn Độ, tác giả Aritra Banerjee đã phân tích con đường phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình và đánh giá khả năng của chúng trong quân sự hiện đại.

Trên tờ EurAsian Times của Ấn Độ, tác giả Aritra Banerjee đã phân tích con đường phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình và đánh giá khả năng của chúng trong quân sự hiện đại.

“Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ không thể bị phát hiện trên bầu trời trong gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên điều này có thể sớm thay đổi khi Nga tiếp tục phát triển nhiều hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến”, ông Banerjee viết.

“Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ không thể bị phát hiện trên bầu trời trong gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên điều này có thể sớm thay đổi khi Nga tiếp tục phát triển nhiều hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến”, ông Banerjee viết.

Nhà phân tích người Ấn Độ nhớ lại rằng, công nghệ tàng hình lần đầu tiên được áp dụng trong ngành hàng không quân sự vào những năm 1940. Sau đó một nguyên mẫu của máy bay ném bom YB-49 đã được chế tạo tại Mỹ.

Nhà phân tích người Ấn Độ nhớ lại rằng, công nghệ tàng hình lần đầu tiên được áp dụng trong ngành hàng không quân sự vào những năm 1940. Sau đó một nguyên mẫu của máy bay ném bom YB-49 đã được chế tạo tại Mỹ.

Chiếc phi cơ này chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt, tuy nhiên vài thập kỷ sau, các nhà thiết kế đã sử dụng kinh nghiệm thu được để tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại.

Chiếc phi cơ này chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt, tuy nhiên vài thập kỷ sau, các nhà thiết kế đã sử dụng kinh nghiệm thu được để tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại.

Năm 1981, tiêm kích F-117 Nighthawk đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Khi nó được tạo ra, công nghệ tàng hình dựa trên khám phá của nhà vật lý Liên Xô Pyotr Ufimtsev đã được sử dụng. Kể từ đó Mỹ đã tiến xa hơn nữa, nâng cao khả năng tàng hình máy bay quân sự của họ trước radar.

Năm 1981, tiêm kích F-117 Nighthawk đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Khi nó được tạo ra, công nghệ tàng hình dựa trên khám phá của nhà vật lý Liên Xô Pyotr Ufimtsev đã được sử dụng. Kể từ đó Mỹ đã tiến xa hơn nữa, nâng cao khả năng tàng hình máy bay quân sự của họ trước radar.

Đây là cách máy bay ném bom B-2 Spirit, máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning II xuất hiện. Ngoài ra theo thông tin hiện có, việc chế tạo oanh tạc cơ tàng hình mới nhất B-21 Raider đang gần hoàn thành.

Đây là cách máy bay ném bom B-2 Spirit, máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning II xuất hiện. Ngoài ra theo thông tin hiện có, việc chế tạo oanh tạc cơ tàng hình mới nhất B-21 Raider đang gần hoàn thành.

Chuyên gia Banerjee lưu ý, máy bay tàng hình của Mỹ đã thể hiện khả năng ấn tượng trong Chiến tranh vùng Vịnh, xung đột Balkan và nhiều cuộc chiến khác. Tàng hình được coi là lợi thế chính của Không quân Mỹ.

Chuyên gia Banerjee lưu ý, máy bay tàng hình của Mỹ đã thể hiện khả năng ấn tượng trong Chiến tranh vùng Vịnh, xung đột Balkan và nhiều cuộc chiến khác. Tàng hình được coi là lợi thế chính của Không quân Mỹ.

Tuy vậy hồi chuông báo động đã vang lên lần đầu tiên vào ngày 27/3/1999, khi tiêm kích F-117 Nighthawk bị Quân đội Serbia bắn rơi bởi hệ thống phòng không S-125 Pechora từ thời Liên Xô.

Tuy vậy hồi chuông báo động đã vang lên lần đầu tiên vào ngày 27/3/1999, khi tiêm kích F-117 Nighthawk bị Quân đội Serbia bắn rơi bởi hệ thống phòng không S-125 Pechora từ thời Liên Xô.

“Vụ việc xảy ra vào thời điểm 'công nghệ tàng hình' được coi là một sự đổi mới cho phép máy bay chiến đấu luôn biến mất và bất khả xâm phạm trước các cuộc tấn công của kẻ thù", ông Banerjee nhấn mạnh.

“Vụ việc xảy ra vào thời điểm 'công nghệ tàng hình' được coi là một sự đổi mới cho phép máy bay chiến đấu luôn biến mất và bất khả xâm phạm trước các cuộc tấn công của kẻ thù", ông Banerjee nhấn mạnh.

Máy bay tàng hình tự hào có khả năng xâm nhập không phận đối phương và sử dụng vũ khí chính xác chống lại các mục tiêu quan trọng cấp chiến lược. Tuy nhiên khi chiếc F-117 bị bắn hạ, khả năng độc đáo của công nghệ này đã bị đặt dấu hỏi.

Máy bay tàng hình tự hào có khả năng xâm nhập không phận đối phương và sử dụng vũ khí chính xác chống lại các mục tiêu quan trọng cấp chiến lược. Tuy nhiên khi chiếc F-117 bị bắn hạ, khả năng độc đáo của công nghệ này đã bị đặt dấu hỏi.

Những tiêm kích mới nhất trong Không quân Mỹ (như F-22 và F-35) có hiệu suất tàng hình tiên tiến hơn. Nhưng khả năng phòng không của Nga tiếp tục được cải thiện, tờ EurAsian Times chỉ rõ.

Những tiêm kích mới nhất trong Không quân Mỹ (như F-22 và F-35) có hiệu suất tàng hình tiên tiến hơn. Nhưng khả năng phòng không của Nga tiếp tục được cải thiện, tờ EurAsian Times chỉ rõ.

Tác giả bài báo nhấn mạnh: “F-35 dường như chưa phải bất khả xâm phạm, bởi vì Nga có mạng lưới phòng không rộng khắp, bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ đất nước”.

Tác giả bài báo nhấn mạnh: “F-35 dường như chưa phải bất khả xâm phạm, bởi vì Nga có mạng lưới phòng không rộng khắp, bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ đất nước”.

Quân đội Nga có trong tay hơn một chục tiểu đoàn S-400 cũng như các hệ thống S-300 cũ hơn nhưng vẫn đầy hiệu quả, đi kèm nhiều tổ hợp phòng không tầm ngắn khác.

Quân đội Nga có trong tay hơn một chục tiểu đoàn S-400 cũng như các hệ thống S-300 cũ hơn nhưng vẫn đầy hiệu quả, đi kèm nhiều tổ hợp phòng không tầm ngắn khác.

Ông Aritra Banerjee nói: “Nhiều chuyên gia tin rằng các radar phòng thủ tên lửa của Nga có khả năng phát hiện F-35".

Ông Aritra Banerjee nói: “Nhiều chuyên gia tin rằng các radar phòng thủ tên lửa của Nga có khả năng phát hiện F-35".

Giải thích về lợi thế của hệ thống phòng không bảo vệ vùng trời nước Nga, tác giả chỉ ra: “S-400 tự hào có tầm hoạt động vượt trội nhờ tên lửa dẫn đường 40N6 với khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 400 km. Ngoài ra các tổ hợp S-400 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của mối đe dọa”.

Giải thích về lợi thế của hệ thống phòng không bảo vệ vùng trời nước Nga, tác giả chỉ ra: “S-400 tự hào có tầm hoạt động vượt trội nhờ tên lửa dẫn đường 40N6 với khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 400 km. Ngoài ra các tổ hợp S-400 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của mối đe dọa”.

Đặc biệt tên lửa 9M96 và 48N6 tỏ ra hiệu quả chống lại máy bay chiến đấu tàng hình. Chúng có khả năng đạt tốc độ lớn và tấn công cả phi cơ lẫn tên lửa hành trình của đối phương ở độ cao tối thiểu 5 mét.

Đặc biệt tên lửa 9M96 và 48N6 tỏ ra hiệu quả chống lại máy bay chiến đấu tàng hình. Chúng có khả năng đạt tốc độ lớn và tấn công cả phi cơ lẫn tên lửa hành trình của đối phương ở độ cao tối thiểu 5 mét.

Về lý thuyết, hàng không Mỹ có cách tiêu diệt S-400, nhưng hoạt động này sẽ cần ít nhất cả chục chiếc F-35, sử dụng mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng không Nga, họ sẽ cần sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler.

Về lý thuyết, hàng không Mỹ có cách tiêu diệt S-400, nhưng hoạt động này sẽ cần ít nhất cả chục chiếc F-35, sử dụng mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng không Nga, họ sẽ cần sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler.

“Các máy bay sẽ phải bay càng thấp càng tốt trong một thời gian dài, sau đó phóng mồi bẫy để qua mặt radar của đối phương. Tiếp theo khi đã xác định được vị trí của radar, chiến đấu cơ sẽ cần nhanh chóng quay trở lại".

“Các máy bay sẽ phải bay càng thấp càng tốt trong một thời gian dài, sau đó phóng mồi bẫy để qua mặt radar của đối phương. Tiếp theo khi đã xác định được vị trí của radar, chiến đấu cơ sẽ cần nhanh chóng quay trở lại".

Chuyên gia Ấn Độ cho biết, "EA-18G Growler phải tấn công những đài radar đã bị phát hiện của đối phương bằng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao".

Chuyên gia Ấn Độ cho biết, "EA-18G Growler phải tấn công những đài radar đã bị phát hiện của đối phương bằng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao".

"Một kịch bản như vậy thực sự có thể hiệu quả với S-400, nhưng nó cực kỳ khó khăn và cần đến sự tham gia của một lực lượng quá lớn. Vì vậy chiến thuật này khó có thể coi là chấp nhận được".

"Một kịch bản như vậy thực sự có thể hiệu quả với S-400, nhưng nó cực kỳ khó khăn và cần đến sự tham gia của một lực lượng quá lớn. Vì vậy chiến thuật này khó có thể coi là chấp nhận được".

Nhà phân tích Ấn Độ nói thêm, không phải vô cớ khi Mỹ quyết liệt chống lại bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc bán hệ thống S-400 của Nga cho các nước khác. Tuy nhiên Washington sẽ sớm có một nguyên nhân khác để lo ngại.

Nhà phân tích Ấn Độ nói thêm, không phải vô cớ khi Mỹ quyết liệt chống lại bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc bán hệ thống S-400 của Nga cho các nước khác. Tuy nhiên Washington sẽ sớm có một nguyên nhân khác để lo ngại.

"Được bổ sung vào lưới lửa phòng không rộng lớn của Nga là hệ thống S-500 Prometheus mới nhất, tổ hợp này có tính năng kỹ chiến thuật còn vượt trội cả S-400 Triumf, khiến lợi thế của máy bay tàng hình Mỹ gần như biến mất", EurAsian Times nhấn mạnh.

"Được bổ sung vào lưới lửa phòng không rộng lớn của Nga là hệ thống S-500 Prometheus mới nhất, tổ hợp này có tính năng kỹ chiến thuật còn vượt trội cả S-400 Triumf, khiến lợi thế của máy bay tàng hình Mỹ gần như biến mất", EurAsian Times nhấn mạnh.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-phong-khong-nga-tuoc-di-loi-the-cot-loi-cua-may-bay-tang-hinh-my-post479060.antd