Phóng nhầm tên lửa sang Pakistan, 3 sĩ quan Ấn Độ bị sa thải

Sự việc hy hữu xảy ra giữa lúc căng thẳng Ấn Độ - Pakistan đang có diễn biến cực kỳ phức tạp.

Tờ AFP cho biết, sự việc Ấn Độ phóng nhầm tên lửa Brahmos vào lãnh thổ Pakistan diễn ra hồi tháng 3 vừa rồi.

Tờ AFP cho biết, sự việc Ấn Độ phóng nhầm tên lửa Brahmos vào lãnh thổ Pakistan diễn ra hồi tháng 3 vừa rồi.

Cụ thể, ba tên lửa BrahMos đã được phóng đi từ một căn cứ bí mật ở phía Bắc Ấn Độ, sau đó bay vượt biên giới Pakistan, rơi ở khu vực cách biên giới Ấn Độ - Pakistan 125 km.

Cụ thể, ba tên lửa BrahMos đã được phóng đi từ một căn cứ bí mật ở phía Bắc Ấn Độ, sau đó bay vượt biên giới Pakistan, rơi ở khu vực cách biên giới Ấn Độ - Pakistan 125 km.

Dù không gây ra bất cứ thiệt hại nào, tuy nhiên vụ việc đã khiến chính quyền Pakistan phản ứng gay gắt. Ấn Độ đã điều tra vụ việc trong suốt gần nửa năm qua, cho tới ngày 23/8, New Delhi công bố kết quả điều tra.

Dù không gây ra bất cứ thiệt hại nào, tuy nhiên vụ việc đã khiến chính quyền Pakistan phản ứng gay gắt. Ấn Độ đã điều tra vụ việc trong suốt gần nửa năm qua, cho tới ngày 23/8, New Delhi công bố kết quả điều tra.

Theo đó, Quân đội Ấn Độ đã sa thải 3 sĩ quan phải chịu trách nhiệm cho vụ phóng nhầm tên lửa. Nguyên nhân của vụ phóng nhầm được xác định là do các sĩ quan chỉ huy đã vi phạm quy trình tiêu chuẩn, dẫn tới sự cố ngoài tầm kiểm soát.

Theo đó, Quân đội Ấn Độ đã sa thải 3 sĩ quan phải chịu trách nhiệm cho vụ phóng nhầm tên lửa. Nguyên nhân của vụ phóng nhầm được xác định là do các sĩ quan chỉ huy đã vi phạm quy trình tiêu chuẩn, dẫn tới sự cố ngoài tầm kiểm soát.

BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh, có khả năng tàng hình và tương thích với nhiều cơ cấu phóng khác nhau, bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hoặc phóng từ mặt đất.

BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh, có khả năng tàng hình và tương thích với nhiều cơ cấu phóng khác nhau, bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hoặc phóng từ mặt đất.

Là sản phẩm kết hợp giữa Nga và Ấn Độ, tổ hợp tên lửa này được cho là có nền tảng góp nhặt từ tên lửa hành trình P-700 Granit và P-800 Oniks của Nga.

Là sản phẩm kết hợp giữa Nga và Ấn Độ, tổ hợp tên lửa này được cho là có nền tảng góp nhặt từ tên lửa hành trình P-700 Granit và P-800 Oniks của Nga.

Tên lửa hành trình BrahMos có hai gia đoạn phóng, trọng lượng tổng cộng của tên lửa là 1,5 tấn cho tới 2,5 tấn tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng 300 kg và có tốc độ tối đa Mach 3.

Tên lửa hành trình BrahMos có hai gia đoạn phóng, trọng lượng tổng cộng của tên lửa là 1,5 tấn cho tới 2,5 tấn tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng 300 kg và có tốc độ tối đa Mach 3.

Khi phóng từ trên không, loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 290 km. BrahMos được đánh giá cao do nó có tính năng tàng hình, có thể bay xuyên qua hệ thống phòng không đối phương.

Khi phóng từ trên không, loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 290 km. BrahMos được đánh giá cao do nó có tính năng tàng hình, có thể bay xuyên qua hệ thống phòng không đối phương.

Với khả năng tàng hình, tên lửa BrahMos không cần tốc độ quá cao, nhưng vẫn đủ để "lọt lưới" trước hệ thống radar dày đặc của đối phương. Theo các báo cáo thử nghiệm, thời gian kể từ khi radar phát hiện được tên lửa BrahMos cho tới khi nó đánh trúng mục tiêu là quá ngắn, không thể đủ để tác chiến đánh chặn.

Với khả năng tàng hình, tên lửa BrahMos không cần tốc độ quá cao, nhưng vẫn đủ để "lọt lưới" trước hệ thống radar dày đặc của đối phương. Theo các báo cáo thử nghiệm, thời gian kể từ khi radar phát hiện được tên lửa BrahMos cho tới khi nó đánh trúng mục tiêu là quá ngắn, không thể đủ để tác chiến đánh chặn.

Việc không cần bay với tộc độ quá nhanh, cũng giúp tên lửa BrahMos có khả năng đánh mục tiêu với độ chính xác cao. Thậm chí, loại tên lửa này còn có khả năng đánh trúng mục tiêu đang di chuyển như tàu chiến.

Việc không cần bay với tộc độ quá nhanh, cũng giúp tên lửa BrahMos có khả năng đánh mục tiêu với độ chính xác cao. Thậm chí, loại tên lửa này còn có khả năng đánh trúng mục tiêu đang di chuyển như tàu chiến.

Các phiên bản hạm đối hạm, hạm đối đất, đất đối đất, đất đối hạm của tên lửa BrahMos đã được thử nghiệm thành công và đang triển khai. Trong khi đó, phiên bản không đối hạm, không đối đất, tàu ngầm đối hạm và tàu ngầm đối đất vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Các phiên bản hạm đối hạm, hạm đối đất, đất đối đất, đất đối hạm của tên lửa BrahMos đã được thử nghiệm thành công và đang triển khai. Trong khi đó, phiên bản không đối hạm, không đối đất, tàu ngầm đối hạm và tàu ngầm đối đất vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Ấn Độ và Nga dự tính chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos trong vòng 10 năm tới và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu.

Ấn Độ và Nga dự tính chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos trong vòng 10 năm tới và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu.

Trần Trân (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phong-nham-ten-lua-sang-pakistan-3-si-quan-an-do-bi-sa-thai-1741528.html