Phóng sự ảnh: Đưa trò chơi dân gian vào Trường Tiểu học Thanh Thủy (Quảng Bình)
Mô hình 'Đưa trò chơi dân gian vào Trường Tiểu học Thanh Thủy, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã giúp học sinh tăng cường thể chất, trí tuệ, rèn luyện kỹ năng sống góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống.
Mô hình “Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường”, thầy cô giáo hướng dẫn cách chơi tạo cho các em sân chơi vui vẻ, thoải mái sau những giờ học tập căng thẳng, giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện sự khéo léo, thông minh và đặc biệt là giúp các em rèn luyện kỹ năng sống trong cuộc sống. Một số học sinh vốn sống khép mình, ít giao tiếp nhưng khi tham gia chơi trò chơi dân gian đã mạnh dạn, tự tin hơn.
Mô hình “Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường” giúp học sinh được sinh hoạt một cách vui tươi, lành mạnh, bảo đảm tính truyền thống góp phần đưa phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường đi vào chiều sâu.
Đồng thời, những trò chơi dân gian còn giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khỏe, hiểu và thêm yêu văn hóa dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Mô hình “Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường” là một sân chơi bổ và lí thú hạn chế được các tình trạng như: Hút thuốc lá điện tử, trò chơi điện tử, sử dụng điện thoại một cách lạm dụng,... của học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh của Mô hình đưa trò chơi dân gian vào Trường Tiểu học Thanh Thủy, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) :
Thầy cô giáo và học sinh cùng tham gia trò chơi "Chuyền chắt"
Cô giáo nhiệt tình tham gia trò chơi "Chơi ô ăn quan"
Học sinh biểu diễn làn điệu dân ca truyền thống của quê hương
Học sinh chơi trò chơi "Chơi ô ăn quan"
Học sinh chơi trò chơi " Chuyền chắt"
Việc duy trì, phổ biến và nhân rộng các trò chơi dân gian trong nhà trường không chỉ tạo sân chơi lành mạnh, thực hiện hiệu quả phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp các em trau dồi thêm hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc.