Phong trào vệ sinh yêu nước góp phần hỗ trợ đạt được các mục tiêu về vệ sinh môi trường, phòng chống dịch

Theo Bộ Y tế, các hoạt động thiết thực của phong trào vệ sinh yêu nước còn góp phần hỗ trợ để đạt được các mục tiêu về vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Với tấm lòng luôn hướng về con người và vì con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào phong trào "Vệ sinh yêu nước".

Đặc biệt, ngày 2/7/1958, Bác Hồ đã có bài viết về "Vệ sinh yêu nước" đăng trên báo Nhân dân số 1572 nhằm kêu gọi toàn thể người dân tích cực tham gia các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh với quan điểm "phòng bệnh hơn trị bệnh".

Hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước hiện nay đã cung cấp đủ nước sạch, có nhà vệ sinh sạch sẽ, bố trí cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường...

Hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước hiện nay đã cung cấp đủ nước sạch, có nhà vệ sinh sạch sẽ, bố trí cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường...

Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ðảng và Nhà nước, sự tham mưu và tổ chức thực hiện tích cực, có hiệu quả của ngành y tế, những cố gắng của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của toàn dân, công tác vệ sinh phòng bệnh đã được triển khai sâu rộng thông qua các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới"…

Nhiều chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh đã được thực hiện. Những phong trào và chương trình quốc gia này đã tác động tích cực tới việc khống chế dịch bệnh, cải thiện môi trường sống, góp phần làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Ngày 26/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó chỉ đạo "Thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, mỗi đơn vị, mỗi người dân".

Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tổ chức phát động chiến dịch hưởng ứng "Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân".

Chủ đề ưu tiên của các chiến dịch là giải quyết những vấn đề cấp thiết về vệ sinh liên quan đến sức khỏe với sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân, từ đó đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng khích lệ.

Bộ Y tế cho biết, trong những năm qua, thói quen, hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của cộng đồng đã có sự thay đổi cơ bản. Tỉ lệ người dân rửa tay với xà phòng tăng mạnh, 96% trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng gần 12% so với năm 2012. Tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đã đạt 82%.

Đặc biệt, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên là ba vùng đã đạt trên 72% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, vệ sinh trong cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đã từng bước được cải thiện. Các kết quả này đã góp phần giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm gây dịch bệnh ở nước ta...

Chia sẻ tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, phát động cuộc thi Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp lần thứ I do Bộ Y tế phát động mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: Các hoạt động thiết thực của phong trào vệ sinh yêu nước còn góp phần hỗ trợ để đạt được các mục tiêu về vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Các bệnh viện đều đã thực hiện phân loại và tái chế chất thải nhựa, quản lý chất thải y tế theo đúng quy định…

Các bệnh viện đều đã thực hiện phân loại và tái chế chất thải nhựa, quản lý chất thải y tế theo đúng quy định…

Hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước hiện nay đã cung cấp đủ nước sạch, có nhà vệ sinh sạch sẽ, bố trí cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường, thực hiện phân loại và tái chế chất thải nhựa, quản lý chất thải y tế theo đúng quy định…

Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình một số dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng ca mắc như sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, sởi... trong khi nhiều người dân chưa có thói quen rửa tay với xà phòng, còn chủ quan trong việc lây truyền dịch bệnh và xem công tác vệ sinh phòng bệnh là của cán bộ y tế dẫn đến thường xuyên mắc lại một số bệnh như tiêu chảy, cúm.

Do đó, các chuyên gia y tế đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh tay trong môi trường bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng để phòng chống dịch bệnh lây lan.

Thái Bình

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phong-trao-ve-sinh-yeu-nuoc-gop-phan-ho-tro-dat-duoc-cac-muc-tieu-ve-ve-sinh-moi-truong-phong-chong-dich-169240826034411004.htm