Phóng viên mặt trận

Phóng viên mặt trận - danh hiệu ấy thật vẻ vang và tự hào đối với những nhà báo được đi chiến trường, được kề vai sát cánh, chung chiến hào, chung một hầm sâu địa đạo với những người chiến sỹ, còn gọi là phóng viên chiến trường. Những tiếng thân thương, trìu mến và kính phục ấy có tính lịch sử đặc thù. Nó chỉ xuất hiện và tồn tại trong những thời điểm đất nước có chiến tranh. Khi đất nước hòa bình thì nó tự kết thúc vai trò, sứ mệnh vẻ vang của mình trong công cuộc cùng toàn dân chiến đấu giành hòa bình, độc lập.

Trong hai cuộckháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta, chúng ta vô cùng tựhào có một đội ngũ phóng viên mặt trận đông đảo, hết sức xông xáo và anh dũng.Họ cũng khoác bộ quân phục người lính, cũng cây súng trong tay và lựu đạn bênhông...Nhưng họ khác những người lính là còn có cây bút trong tay, để ngoàichiến đấu, họ còn phải ghi nhanh, ghi vội, ghi chân thực về những trận đánh vànhững tấm gương chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân dân ta.

Họ là những nhàbáo, phóng viên nhiếp ảnh, nhà quay phim và văn nghệ sỹ...Nếu không có họ thìbiết bao nhiêu những trận đánh, những chiến công và những gương chiến đấu củaquân dân ta ai biết được. Và khi tác phẩm của họ đến được với công chúng thì nósẽ có tác động mạnh mẽ đến hàng triệu con tim không những trong nước mà còn ởcả khắp thế giới. Nhờ đó mà một tấm gương anh hùng, liệt sỹ sẽ được nhân lêngấp trăm, ngàn lần.

Khi ra trận, vơínhiệm vụ chính là viết báo, chụp ảnh, quay phim, nhưng khi cần họ lại cũng sẵn sàng chiến đấu, bất chấpmọi ác liệt, hy sinh. Nhiều người đã anh dũng ngã xuống trong tư thế một chiếnsỹ thực thụ. Máu họ cũng đã từng thấm đỏ từngtrang bản thảo, từng tấm ảnh, thước phim. Nhiều tên tuổi mãi còn ngơìsáng cùng lớp lớp anh hùng, liệt sỹ.

Các nhà báo lớnthế giới cũng vậy. ở đâu có chiến sự là họ có mặt, như nhà báo Bớc - Séc (úc)đã từng trải khắp các chiến trường từ Namra Bắc những năm nhân dân ta chống Mỹ để nói với thế giới về cuộc chiến tranhchính nghĩa của nhân dân Việt Namanh hùng.

Ngày ấy, còn phảitrực tiếp chiến đấu cùng anh em chiến sỹ nên các phóng viên mặt trận chưa thểviết ( và chụp ảnh, quay phim) đượcnhững tác phẩm lớn, dài hơi, hoàn chỉnh. Họ phải ghi vội, ghi nhanh, chụpnhanh, quay nhanh những diễn biến của những trận đánh, những tấm gương chiếnđấu hy sinh anh dũng để gửi về hậu phương kịp tuyên truyền đáp ứng sự nóng lòngchờ đợi “tin chiến sự” của nhân dân. Nhiều người cũng chỉ sợ mình hy sinh nênphải làm nhanh, làm vội, mong sao có được tác phẩm để lại. Nhiều người đã ngãxuống khi những tác phẩm của mình còn dang dở... Đó là một kho tài liệu vô cùngquý giá, không thể mua được bằng tiền. Sau ngày hòa bình, từ những kho tài liêụvô cùng phong phú, chân thực và sinh động ấy đã có biết bao những tác phẩm lớn ra đời như ký sự,truyện dài, tiểu thuyết, trường ca... góp phần xây đắp nên một nền văn học vàbáo chí cách mạng vô cùng đồ sộ của dân tộc ta. Đồng thời cũng có khá nhiêùnhững phóng viên mặt trận, sau này trở thành những nhà báo, nhà văn lớn, nhữngnhà lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương...

Chiến tranh đãlùi xa ngót nửa thế kỷ, nhưng danh hiệu “ Phóng viên mặt trận” vẫn còn âm vang,ngời sáng. Họ thực sự là những dũng sỹ, anh hùng trong đạn bom khói lửa chiếntrận. Họ thật xứng danh là “Những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng củaĐảng” như lời Bác Hồ đã dạy. Tên tuổi, chiến công và tác phẩm của họ mãi mãi làniềm tự hào đối với đội ngũ báo chí và văn nghệ sỹ cách mạng của đất nước ta.

Thanh Thản

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phong-vien-mat-tran-2019061408317632p12c16.htm