Phóng viên Mỹ trải nghiệm du lịch Sa Pa kiểu lạ dịp đầu năm

Phóng viên từ National Geographic đã có những kỷ niệm đặc biệt về Sa Pa (Lào Cai) trong chuyến đi ngày đầu năm mới.

 Những ngày cuối tháng 1, phóng viên Mike Ives và nhiếp ảnh gia Ian Teh của tạp chí du lịch nổi tiếng National Geographic đã dành thời gian khám phá Sa Pa (Lào Cai). Điểm bắt đầu hành trình của Ives là thủ đô Hà Nội. Anh cùng đồng nghiệp đi tàu đêm lên Tây Bắc và đến Lào Cai vào sáng sớm hôm sau. Giống nhiều du khách, Ives bắt taxi lên Sa Pa.

Những ngày cuối tháng 1, phóng viên Mike Ives và nhiếp ảnh gia Ian Teh của tạp chí du lịch nổi tiếng National Geographic đã dành thời gian khám phá Sa Pa (Lào Cai). Điểm bắt đầu hành trình của Ives là thủ đô Hà Nội. Anh cùng đồng nghiệp đi tàu đêm lên Tây Bắc và đến Lào Cai vào sáng sớm hôm sau. Giống nhiều du khách, Ives bắt taxi lên Sa Pa.

 Tại đây, Ives đã được Lang, một phụ nữ bản địa dẫn đi tham quan nơi trồng thảo quả. Gia đình Lang đều là người H'Mong, sống ở bản Tả Van. Thảo quả được trồng ở vùng núi Hoàng Liên Sơn từ những năm 1990. Để tới khu trồng thảo quả, các phóng viên từ Mỹ đã phải trải qua quãng đường khó khăn bằng xe máy. "Đường núi gập ghềnh. Chúng tôi phải đi qua cả những con suối nước cao quá nửa đầu gối", Ives kể lại.

Tại đây, Ives đã được Lang, một phụ nữ bản địa dẫn đi tham quan nơi trồng thảo quả. Gia đình Lang đều là người H'Mong, sống ở bản Tả Van. Thảo quả được trồng ở vùng núi Hoàng Liên Sơn từ những năm 1990. Để tới khu trồng thảo quả, các phóng viên từ Mỹ đã phải trải qua quãng đường khó khăn bằng xe máy. "Đường núi gập ghềnh. Chúng tôi phải đi qua cả những con suối nước cao quá nửa đầu gối", Ives kể lại.

 Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn được thành lập năm 2002 và là nơi sinh sống của nhóm nhỏ dân tộc thiểu số. Trong khu rừng, nhiều cây cổ thụ vươn cao ngút tầm mắt. Bên dưới là những cây thảo quả, nguồn thu nhập chính của dân bản Tả Van.

Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn được thành lập năm 2002 và là nơi sinh sống của nhóm nhỏ dân tộc thiểu số. Trong khu rừng, nhiều cây cổ thụ vươn cao ngút tầm mắt. Bên dưới là những cây thảo quả, nguồn thu nhập chính của dân bản Tả Van.

 Nhiều người cùng làng Lang cũng theo nghề trồng thảo quả. Theo Ives, khi giá thảo quả tăng, một số người làng còn ăn cắp cây của nhà khác để đem bán gây ra cảnh dở khóc dở cười. Vài năm trở lại đây, thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nguồn cung thảo quả gặp khó.

Nhiều người cùng làng Lang cũng theo nghề trồng thảo quả. Theo Ives, khi giá thảo quả tăng, một số người làng còn ăn cắp cây của nhà khác để đem bán gây ra cảnh dở khóc dở cười. Vài năm trở lại đây, thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nguồn cung thảo quả gặp khó.

 Ives, Lang và Dương, chồng cô, phải leo lên độ cao khoảng 2.100 m để đến nơi trồng thảo quả. Lang thở dốc nhưng Dương trông vẫn bình thản. Họ đến đích vào lúc hoàng hôn và có người đã dựng sẵn trại nghỉ ngơi. Khu cắm trại khá đơn giản, chỉ là tấm bạt xanh được căng lên trên các thanh tre chắc chắn. Họ đốt lửa trại, ăn, ngủ và sấy thảo quả tại đây.

Ives, Lang và Dương, chồng cô, phải leo lên độ cao khoảng 2.100 m để đến nơi trồng thảo quả. Lang thở dốc nhưng Dương trông vẫn bình thản. Họ đến đích vào lúc hoàng hôn và có người đã dựng sẵn trại nghỉ ngơi. Khu cắm trại khá đơn giản, chỉ là tấm bạt xanh được căng lên trên các thanh tre chắc chắn. Họ đốt lửa trại, ăn, ngủ và sấy thảo quả tại đây.

 Sau khi kết thúc quá trình tìm hiểu cách người dân thu hoạch thảo quả, Ives trở về Sa Pa. Ông mơ về một bát phở nóng hổi, được tắm trong bồn thảo dược. Tuy nhiên, ông sẽ phải quay lại hành trình gian nan như lúc đi để có thể trở về thành phố.

Sau khi kết thúc quá trình tìm hiểu cách người dân thu hoạch thảo quả, Ives trở về Sa Pa. Ông mơ về một bát phở nóng hổi, được tắm trong bồn thảo dược. Tuy nhiên, ông sẽ phải quay lại hành trình gian nan như lúc đi để có thể trở về thành phố.

 Khi tới Sa Pa, phóng viên từ NatGeo nhận xét các nhà hàng, khách sạn đang mọc lên một cách chóng mặt. Một phần nguyên nhân là đường cao tốc từ Hà Nội đến Lào Cai đã chính thức hoạt động từ năm 2014. Tuy thị trấn có phần bị bê tông hóa, vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn vẫn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ vốn có.

Khi tới Sa Pa, phóng viên từ NatGeo nhận xét các nhà hàng, khách sạn đang mọc lên một cách chóng mặt. Một phần nguyên nhân là đường cao tốc từ Hà Nội đến Lào Cai đã chính thức hoạt động từ năm 2014. Tuy thị trấn có phần bị bê tông hóa, vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn vẫn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ vốn có.

 Để tới Sa Pa, du khách có thể di chuyển bằng xe hoặc tàu hỏa từ Hà Nội. Vé xe khứ hồi khoảng 40 USD và thời gian đi lại mỗi chiều cỡ 6 giờ. Giá tàu khứ hồi khoảng 50 USD, khởi hành từ 20h. Bạn cần chi 200-400 USD để sở hữu không gian riêng tư cho 2 người trên tàu.

Để tới Sa Pa, du khách có thể di chuyển bằng xe hoặc tàu hỏa từ Hà Nội. Vé xe khứ hồi khoảng 40 USD và thời gian đi lại mỗi chiều cỡ 6 giờ. Giá tàu khứ hồi khoảng 50 USD, khởi hành từ 20h. Bạn cần chi 200-400 USD để sở hữu không gian riêng tư cho 2 người trên tàu.

 Phóng viên từ NatGeo gợi ý du khách nên trải nghiệm leo Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam và là điểm tham quan top 1 trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Nếu không tự tin vào khả năng của mình, bạn có thể mua các tour leo núi từ những đơn vị làm du lịch trong thị trấn. Ngoài ra, du khách cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng cáp treo lên đỉnh Fansipan, giá khứ hồi là 30 USD.

Phóng viên từ NatGeo gợi ý du khách nên trải nghiệm leo Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam và là điểm tham quan top 1 trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Nếu không tự tin vào khả năng của mình, bạn có thể mua các tour leo núi từ những đơn vị làm du lịch trong thị trấn. Ngoài ra, du khách cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng cáp treo lên đỉnh Fansipan, giá khứ hồi là 30 USD.

 Một trải nghiệm không thể bỏ qua khác mà Ives đã trải nghiệm tại Sa Pa là trekking các bản. Bạn có thể tìm thấy những combo gồm hướng dẫn viên trekking, homestay với các cung đường có độ dài, khó khác nhau. Vào cuối tuần, các phiên chợ Cán Cấu, Bắc Hà cách Sa Pa vài giờ lái xe cũng rất đáng thử. Đến Sa Pa, cá hồi chắc chắn là món ăn du khách không thể bỏ qua.

Một trải nghiệm không thể bỏ qua khác mà Ives đã trải nghiệm tại Sa Pa là trekking các bản. Bạn có thể tìm thấy những combo gồm hướng dẫn viên trekking, homestay với các cung đường có độ dài, khó khác nhau. Vào cuối tuần, các phiên chợ Cán Cấu, Bắc Hà cách Sa Pa vài giờ lái xe cũng rất đáng thử. Đến Sa Pa, cá hồi chắc chắn là món ăn du khách không thể bỏ qua.

Dòng sông không bao giờ đóng băng dù -30 độ C Sông Khalkh Gol (Nội Mông, Trung Quốc) chảy qua khu vực hoạt động địa nhiệt nên có khả năng "chống chịu" thời tiết -30 độ C mà không bị đóng băng.

Anh Tú
Theo NatGeo

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/phong-vien-my-trai-nghiem-du-lich-sa-pa-kieu-la-dip-dau-nam-post1044691.html